Đề xuất 16 tuổi vào đại học: Giải phóng khỏi “bệnh thành tích”?
![]() |
Đề xuất đào tạo theo tín chỉ giúp học sinh có thể chủ động lựa chọn những môn học mà các em yêu thích, phù hợp với sở trường. Ảnh: Huyên Nguyễn |
Là người trực tiếp giảng dạy, thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn cho rằng, việc rút ngắn thời gian học là hợp lý bởi ngày nay, học sinh đã được sự quan tâm rất nhiều từ phía cha mẹ các em, không chỉ riêng về vật chất, tinh thần mà còn có sự định hướng trong suốt cả quá trình khi con trẻ bắt đầu đến trường. Do đó, các em đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng không chỉ từ phía phụ huynh mà còn có sự “hướng nghiệp” từ phía nhà trường, đặc biệt là giáo viên. Bản thân các em đủ khả năng để kết thúc chương trình THPT trước 18 tuổi, không bị gò bó theo “khuôn khổ” như hiện nay.
Thực tế cho thấy, nhiều học sinh hoàn toàn có khả năng học xong chương trình trước thời gian quy định như hiện nay. Việc rút ngắn thời gian học sẽ tạo nhiều cơ hội và đem đến nhiều sự lựa chọn cũng như chủ động hơn cho các kế hoạch trong tương lai.
Cùng với đó, đề xuất đào tạo theo tín chỉ giúp học sinh có thể chủ động lựa chọn những môn học mà các em yêu thích, phù hợp với sở trường. Đồng thời, giúp các em được tiếp cận với cách học ở bậc đại học; tùy theo điều kiện, khả năng, học sinh có thể hoàn thành các tín chỉ sớm hay muộn.
Các em sẽ chủ động thời gian học, sẽ phát huy hết năng lực của mình. Việc học theo tín chỉ giúp các em học sinh có thể rút ngắn thời gian học tập kiến thức, dành thời gian để tìm hiểu và trải nghiệm những kiến thức vừa học vào thực tế cuộc sống của chính các em.
Nhà trường và giáo viên được giao quyền tự chủ về giảng dạy, chủ động trong việc điều chỉnh thời lượng giảng dạy của mỗi bộ môn trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng; chủ động xây dựng chương trình giảng dạy tích hợp, liên môn và đa dạng hóa việc kiểm tra, đánh giá học sinh
Tận dụng được trường lớp cũng như năng lực của giáo viên giỏi do việc tự do đăng ký lớp, giờ, giúp giáo viên tăng thu nhập và đặc biệt là “giải phóng” giáo viên khỏi “bệnh thành tích” như hiện nay.
Học cố định giờ giấc như hiện nay, mọi hoạt động của gia đình đều phụ thuộc vào lịch học của các em vì thế học tín chỉ cũng giúp thời gian học tập được linh hoạt hơn.
Bên cạnh những ưu điểm cũng sẽ có những nhược điểm, do ở bậc phổ thông, nhiều môn học có liên quan với nhau nên phải học hết chương trình lớp 10, 11 rồi mới đến lớp 12. Kiến thức của môn học này cũng sẽ áp dụng để giải quyết cho các môn học khác.
Theo Huyên Nguyễn/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành
Tin khác

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai
Longform 13/04/2025 17:12

Học sinh thử tài thiết kế thành phố và cộng đồng bền vững
Giáo dục 13/04/2025 08:25

Năm học 2025 - 2026, Hà Nội tăng 14 lớp chuyên với gần 500 chỉ tiêu
Giáo dục 13/04/2025 06:05

Giúp học sinh định hướng rõ ràng hơn cho chặng đường lập thân, lập nghiệp
Xã hội 12/04/2025 16:20

Hà Nội: Trao giải cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2024 - 2025
Giáo dục 12/04/2025 13:08

Quản lý Nhà nước về giáo dục khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Giáo dục 11/04/2025 22:25

Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại 30 Sở GD&ĐT
Giáo dục 11/04/2025 20:49

Học sinh Hà Nội được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5
Giáo dục 11/04/2025 20:41

29 Trung tâm GDNN - GDTX được giao 12.080 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10
Giáo dục 11/04/2025 19:20

Hà Nội: Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập, công lập tự chủ năm học 2025 - 2026
Giáo dục 11/04/2025 17:58