Tuyển sinh 2018: Tăng thêm hơn 100 ngành mới
Danh mục giáo dục, đào tạo cấp 4 trình độ đại học (ĐH) vừa được ban hành, kèm theo Thông tư số 24 ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, bao gồm 23 lĩnh vực (gọi chung là danh mục 2017) đã chính thức có hiệu lực.
366 ngành đào tạo
Theo danh mục vừa ban hành, có 366 ngành đào tạo (tăng thêm 105 ngành so với danh mục được ban hành năm 2010). Trong đó, sự thay đổi tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: An ninh quốc phòng, khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, khoa học xã hội và hành vi.
Trong đó, ngành đào tạo giáo viên lần đầu tiên có rất nhiều ngành mới, như có một loạt các ngành đào tạo sư phạm các tiếng dân tộc như tiếng Khmer, Jrai, X’đăng..., bên cạnh các ngành sư phạm ngoại ngữ truyền thống khác.
Đặc biệt, từ năm 2018, các trường sư phạm còn có thêm ngành sư phạm khoa học tự nhiên. Khối ngành ngôn ngữ cũng có nhiều ngành mới xuất hiện như ngôn ngữ Chăm, ngôn ngữ Khmer, ngôn ngữ ARập.
Khối ngành khác cũng có nhiều ngành học lần đầu có mã ngành riêng như du lịch, an toàn thông tin, tổ chức và quản lý y tế, du lịch, bảo tồn di sản kiến trúc đô thị, quản lý đô thị và công trình…
Thí sinh tại mùa thi 2017. Ảnh: Nghiêm Huê/Tiền Phong. |
Năm 2018, những ngành mới, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chính thức có tên trong danh mục nói trên. Ví dụ, ngành quản lý hoạt động bay trước đây thuộc nhóm ngành quản lý công nghiệp, thì nay thuộc nhóm ngành khai thác vận tải.
Ngoài những ngành mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội, nhiều ngành đang tồn tại cũng được sắp xếp lại cho phù hợp hơn. Nhóm ngành máy tính, công nghệ thông tin cũng được sắp xếp lại cho phù hợp với xu thế phát triển ngành nghề hiện nay.
Nhóm ngành máy tính có các ngành khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, kỹ thuật máy tính, công nghệ kỹ thuật máy tính.
Nhóm ngành công nghệ thông tin có ngành công nghệ thông tin và ngành an toàn thông tin, trong đó ngành an toàn thông tin là ngành học rất mới, được đào tạo đầu tiên tại 8 cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin.
Nâng cấp một số chuyên ngành lên ngành
Trao đổi về sự xuất hiện một loạt ngành mới trong đào tạo giáo viên, hiệu trưởng một trường sư phạm khu vực phía Bắc cho biết trường đã chuẩn bị đầy đủ đội ngũ giảng viên để có thể mở những ngành đào tạo sư phạm mới. Tuy nhiên, còn phải chờ quyết định cuối cùng từ phía Bộ GD&ĐT.
Ông Phạm Hồng Chương, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho biết việc ban hành danh mục các ngành vừa qua là để phù hợp với khung trình độ quốc gia. Một văn bản mới ra đời đồng nghĩa việc sẽ kéo theo một số thay đổi.
Đối với các trường ĐH, theo danh mục giáo dục đào tạo cấp 4 trình độ ĐH, không ít chuyên ngành của trường lần đầu tiên có mã ngành riêng. Cụ thể, các chuyên ngành toán kinh tế, thống kê kinh doanh, thương mại điện tử (ngành hệ thống thông tin quản lý); chuyên ngành kiểm toán (ngành kế toán); chuyên ngành kinh tế chính trị (ngành kinh tế)…
Việc này, theo ông Chương, đồng nghĩa với các chuyên ngành sẽ được nâng cấp lên thành ngành.
“Khi nâng cấp lên thành ngành thì chương trình đào tạo có thể sẽ có điều chỉnh. Nhưng việc điều chỉnh như thế nào còn phụ thuộc vào hội đồng khoa học của trường quyết định. Còn về đội ngũ giảng viên thì không thay đổi”, ông Phạm Hồng Chương khẳng định.
Ông Chương cho biết thêm dự kiến, ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ mở thêm một số ngành học mới. Nếu kịp theo kế hoạch thì những ngành này sẽ tuyển sinh vào mùa thi năm 2018.
Điều chỉnh tên gọi có kéo theo sự thay đổi về chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra với người học hay không là một vấn đề cũng được đặt ra. Có người cho rằng việc điều chỉnh tên ngành kéo theo thay đổi về định hướng đào tạo. Một số hiệu trưởng lại cho hay điều chỉnh này chỉ đơn thuần về tên gọi cho phù hợp với quy định trong danh mục mã ngành của Bộ GD&ĐT. Còn nội dung đào tạo, chuẩn đầu ra của người học sau khi tốt nghiệp không khác so với trước đây.
Nhóm ngành máy tính, công nghệ thông tin cũng được sắp xếp lại cho phù hợp với xu thế phát triển ngành nghề hiện nay. Nhóm ngành máy tính có các ngành khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, kỹ thuật máy tính, công nghệ kỹ thuật máy tính; nhóm ngành công nghệ thông tin có ngành công nghệ thông tin và ngành an toàn thông tin, trong đó ngành an toàn thông tin là ngành học rất mới, được đào tạo đầu tiên tại 8 cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin.
Theo Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40