Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm của Hà Nội: Cần có cơ chế đặc thù

“Quá trình triển khai các dự án trọng điểm, trong đó có công tác giải phóng mặt bằng, cấp ủy Đảng phải chịu trách nhiệm, chính quyền phải tham gia, làm tốt công tác vận động, công khai minh bạch để tạo sự đồng thuận của người dân” -  đó là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải.
can co co che dac thu Công đoàn GTVT: Kiểm tra công tác an toàn lao động những công trình trọng điểm
can co co che dac thu Đường sắt trên cao: Còn chậm tiến độ, người dân còn khổ!

Quyết tâm đảm bảo tiến độ 51 công trình trọng điểm

Theo báo cáo tại hội nghị tại Hội nghị Giao ban trực tuyến Thường trực Thành ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân Thành phố với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý III/2016 diễn ra ngày 28.9, tính đến hết tháng 9.2016, Hà Nội hiện có 51 công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư khoảng 276.333 tỉ đồng, trong đó các dự án sử dụng vốn ngân sách và ODA là 31 dự án với tổng mức đầu tư là 122.696 tỉ đồng; các dự án mới giai đoạn 2016-2020 là 18 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 41.276 tỉ đồng và 2 dự án còn lại mới bổ sung vào danh mục trọng điểm là dự án Bảo tồn khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và dự án Bảo tàng Hà Nội.

can co co che dac thu
Một đoạn dự án đường vành đai 3.

Về tiến độ giải ngân kế hoạch vốn năm 2016, đến nay, UBND Thành phố đã phân bổ kế hoạch vốn cho 21 công trình trọng điểm giai đoạn 2016-2020 với tổng kế hoạch vốn 2.619,09 tỉ đồng, trong đó vốn ODA là 560 tỉ đồng, vốn trong nước là 2.059,09 tỉ đồng. Tính đến ngày 23.9, giá trị giải ngân các công trình trọng điểm là 1.316 tỉ đồng - đạt 50,2% kế hoạch giao.

Tại hội nghị, 16 ý kiến của các sở, ngành và quận, huyện từ 30 điểm cầu, tập trung vào một số nhóm vấn đề lớn như: Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tình hình thực hiện các công trình, dự án trọng điểm, những kiến nghị, đề xuất giải quyết các vướng mắc để hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm...

Đánh giá về kết quả thực hiện, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định: Việc triển khai các công trình trọng điểm của Thành phố giai đoạn 2016 -2020 đã đươc Thành ủy, Hội đồng Nhân dân và UBND Thành phố quyết liệt chỉ đạo điều hành nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đặc biệt là nhóm công trình trọng điểm giao thông cấp bách. UBND Thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và Tổ công tác giúp việc để tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với từng dự án, đồng thời có các văn bản chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung cũng ghi nhận nỗ lực của các sở, ban, ngành trong việc chủ động rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ khởi công dự án. Cụ thể, từ đầu năm 2016 đến nay, đã có 3 dự án được phê duyệt là: Cầu vượt Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái; nút giao Cổ Linh; mở rộng đường vành đai 3, đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long.

Tuy nhiên, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng thẳng thắn chỉ ra một số dự án triển khai chậm so với yêu cầu của Thành phố, tiến độ giải ngân kế hoạch vốn giao chậm. Nguyên nhân chính là do một số chủ đầu tư chưa quyết liệt triển khai nhiệm vụ, một số thủ tục về giải phóng mặt bằng, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán gặp vướng mắc, một số dự án chậm triển khai giải phóng mặt bằng như: Khu Liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn; tiếp nước sông Tích; trạm bơm tiêu Yên Nghĩa...

"Với những kết quả đã đạt được, đến nay, về cơ bản Hà Nội vẫn đáp ứng tiến độ đề ra và sẽ quyết tâm mục tiêu hoàn thành 51 dự án trọng điểm" - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung khẳng định.

Về các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố từ nay đến cuối năm, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Thành phố sẽ tập trung xử lý nước tại các ao, hồ trong Thành phố, bao gồm cả nội và ngoại thành, đặc biệt là các hồ bị ô nhiễm nặng ở ngoại thành. Hà Nội cũng sẽ triển khai dự án cấp nước cho các huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Hoài Đức. Hiện đã có 16 doanh nghiệp đăng ký đầu tư, vì vậy, đề nghị các huyện tạo điều kiện cho nhà đầu tư vào thực hiện nối mạng cấp nước.

Toàn hệ thống vào cuộc

“Quá trình triển khai các dự án trọng điểm, trong đó có công tác giải phóng mặt bằng, cấp ủy Đảng phải chịu trách nhiệm, chính quyền phải tham gia, làm tốt công tác vận động, công khai minh bạch để tạo sự đồng thuận của người dân”.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải khẳng định: Với việc thực hiện Chỉ thị 09-CT/TU ngày 1.9.2016 của Thành ủy, mặc dù Hà Nội có diện tích lớn, dân số đông, nhưng đến nay cấp được được 1,5 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các gia đình (đáp ứng 100% nhu cầu các hộ dân đủ điều kiện) là thành tích đáng ghi nhận. Đặc biệt, chính quyền các quận, huyện và thị xã và cụ thể hơn là đến xã, phường đã rất nỗ lực tháo gỡ vướng mắc cho người dân thông qua cải cách các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo thuận lợi tối đa cho người dân.

“3 tháng còn lại, nếu chúng ta quyết tâm cao, đồng lòng và tạo được sự đồng thuận của người dân, chúng ta sẽ thành công. Quyết liệt là rất cần thiết, nhưng phải tạo được đồng thuận giữa người dân và chính quyền về các chính sách”- Bí thư Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.

Bí thư Hoàng Trung Hải cũng chỉ ra rằng, những quận, huyện đạt tỉ lệ còn thấp cần phải tăng cường chỉ đạo, họp giao ban để kịp thời giải quyết các vướng mắc. Kết quả của việc thực hiện này có tác động mạnh đến ổn định kinh tế xã hội địa phương, bởi thời gian qua, 78% số đơn thư khiếu nại, tố cáo của Hà Nội liên quan đến đất đai. Nếu làm được tốt điều này, Hà Nội sẽ giảm được đơn thư khiếu nại, tố cáo và những bức xúc trong người dân

Về công tác giải phóng mặt bằng, Bí thư Hoàng Trung Hải cho rằng: Thời gian qua, Hà Nội đã nỗ lực tìm các giải pháp, đặc biệt giải pháp mới để làm tốt hơn, hạn chế những yếu kém. Kết quả trước mắt thấy rõ là người dân có quyền được lựa chọn, bố trí dân cư Thành phố được tốt hơn.

Vấn đề là đô thị Hà Nội ngày càng phát triển mạnh, nếu chúng ta không làm quyết liệt sẽ tác động đến ổn định của Thành phố. Dẫn ra ví dụ việc vừa rồi tắc đường ở Cầu Tó tới 2 giờ đồng hồ, Bí thư Hoàng Trung Hải khẳng định: Nếu Hà Nội không quyết liệt, tình trạng tắc đường sẽ còn gia tăng ở nhiều điểm nữa và thời gian sẽ còn lâu hơn nữa.

Về việc đảm bảo tiến độ triển khai 51 dự án trọng điểm của Thành phố, Bí thư Hoàng Trung Hải cũng đồng thuận với Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung và kiến nghị của một số ban, ngành: Hà Nội cần xin Chính phủ cho cơ chế đặc thù để đảm bảo tiến độ thực hiện nhanh hơn.

Tại Hội nghị, Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội đã xây dựng và trình xin Thủ tướng Chính phủ một số chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm. Đối với các dự án ODA: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép được giải ngân theo tiến độ triển khai dự án và khả năng giải ngân (không phải theo thông báo kế hoạch vốn phân bổ hạn chế từng năm). Đối với các dự án đầu tư công nhóm A sử dụng ngân sách Thành phố: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư. Đối với các dự án hạ tầng giao thông xử lý môi trường, xử lý rác thải và hạ tầng kỹ thuật cấp bách khác đầu tư theo hình thức PPP: Đề Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép TP.Hà Nội lựa chọn nhà đầu tư theo cơ chế đặc thù để rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư.

Lan Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động