Đường sắt trên cao: Còn chậm tiến độ, người dân còn khổ!
Đường sắt trên cao “uốn lượn” nhưng vẫn đảm bảo an toàn? | |
Đường sắt trên cao được phép thi công trở lại |
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều hạng mục công trình đang thi công chậm chạp và có nguy cơ tiếp tục chậm tiến độ do tổng thầu Trung Quốc chưa chịu thanh toán cho nhà thầu phụ. Trong khi đó hằng ngày, người dân, đặc biệt là những người dân sống hai bên đường có dự án đi qua đang phải gánh chịu những hệ lụy như sự mất an toàn giao thông, bụi, ồn…
Vốn Quyết định tiến độ
Nằm trong số 2 trong 8 tuyến đường sắt đô thị được quy hoạch của Hà Nội, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông được khởi công vào tháng 10.2011, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014, chạy thử toàn tuyến vào năm 2015 và quý 1/2016 sẽ vận hành chính thức. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc về mặt bằng, điều chỉnh vốn, dự án đã phải lùi tiến độ đến cuối năm 2016 mới chính thức đưa vào vận hành thương mại.
Qua tìm hiểu được biết nguyên nhân chính của việc chậm chạp này là do phía tổng thầu EPC của Trung Quốc chưa thanh toán, dẫn đến việc một số đơn vị thi công không đáp ứng được các yêu cầu về an toàn trong thi công, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình, tiến độ của dự án.
Theo Ban QLDA đường sắt, do năng lực tài chính yếu, nên có thời điểm nhà thầu không huy động được đủ số nhân công theo yêu cầu, không mua được các vật tư phụ trợ phục vụ cho thi công, làm chậm tiến độ dự án. Cùng đó, một số nhà thầu năng lực yếu không đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thi công, chất lượng công trình, tiến độ của dự án như Cty TNHH xây dựng và dịch vụ Trường Sơn (đơn vị đang thi công nhà ga La Thành) đã bị Ban QLDA Đường sắt yêu cầu tổng thầu EPC thay thế sau nhiều lần nhắc nhở.
Nhằm thúc tiến độ thi công nhà ga La Thành của Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, Ban QLDA cho rằng tổng thầu EPC phải hoàn toàn chịu trách nhiệm việc không đảm bảo an toàn, chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công của nhà ga La Thành bị chậm. Ngoài việc thay thế ngay nhà thầu thi công do không đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thi công, chất lượng công trình, tiến độ của dự án, tổng thầu EPC phải lựa chọn các vị thi công khác có đủ năng lực kỹ thuật, tài chính đế thi công các hạng mục còn lại của nhà ga.
Đổ hết khổ lên đầu dân
Trong khi tiến độ thi công các nhà ga chậm chạp, tổng thầu nợ nần và đang phải chờ những thương thảo giữa các cơ quan chức năng của 2 phía để đảm bảo đủ vốn cho dự án thì điều mà dư luận dễ nhận thấy nhất là cuộc sống của người dân dọc theo tuyến đường sắt này đang phải chịu đựng mỗi ngày. Nỗi khổ sở đeo bám từ tháng này qua năm khác giờ đã khiến người dân sống trong bất an. Cùng với việc hàng quán không thể mở cửa, hàng ngày đi ra đi vào họ nơm nớp sợ vật liệu rơi vào đầu, đường sá luôn ùn tắc…, người dân đang từng ngày mong muốn dự án được thi công nhanh, trả lại mặt bằng để họ an tâm sinh sống.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã nhiều lần phải lùi thời hạn hoàn thành bởi những yếu kém của tổng thầu phía Trung Quốc. Chính vì vậy, trước nguy cơ có thể tiếp tục chậm tiến độ, người dân đang phải chịu đựng hệ lụy từ dự án này cảm thấy một lần nữa bị mất niềm tin bởi chính họ không rõ đến lúc nào mới được trả lại cuộc sống như trước… |
Theo ông Châu Vinh Hòa (trú tại Đê La Thành): Mỗi khi có việc đi qua khu vực công trường là ông luôn nơm nớp lo sợ, nhất là ban đêm vì hệ thống đèn chiếu sáng không đảm bảo, chỉ có hệ thống đèn cảnh báo.
“Tôi đã chứng kiến việc vật liệu của công trình trên cao rơi xuống đường nhưng may không trúng vào ai phía dưới. Do vậy, tôi đề nghị các đơn vị phải thi công nhanh để trả lại cuộc sống bình yên vốn có của chúng tôi” - ông Hòa bức xúc.
Cùng đó, anh Nguyễn Thanh Tùng (trú tại phố Hoàng Cầu) nói rằng trước đây nhà anh cho thuê tầng 1 bán cà phê, nhưng từ khi tuyến đường sắt thi công kéo dài, ồn và bụi họ đã trả cửa hàng mặc dù anh đã giảm giá thuê 50%. Bà Nguyễn Thị Thu (bán xôi tại phố Hoàng Cầu) tâm sự mấy năm trước mỗi sáng bán vài yến gạo xôi là chuyện bình thường, còn giờ mỗi ngày cũng chỉ dám đồ khoảng 10kg mà vẫn có hôm bị ế. Nguyên nhân do ở giữa bị rào chắn khiến nhiều phương tiện phải đi cả lên vỉa hè, nên chẳng ai còn tâm trí dừng lại mua nữa.
Nhìn công trình nhà ga trước mặt với một khối sắt thép bê tông khổng lồ trước mặt, chị Nga (chủ quán bia 3A trên đường Hoàng Cầu) ngán ngẩm nói với PV, trước kia khách tới cửa hàng chị vào các buổi trưa và tối luôn kín chỗ, nhưng từ khi BQDA đường sắt xây dựng nhà ga đối diện, lượng khách của chị bị tụt giảm trên 70%, nguyên nhân do bụi và ồn. Trong khi lượng khách giảm mạnh, nhưng chi phí vẫn không giảm.
“Không ai muốn ngồi thư giãn, ăn uống bên cạnh công trường bụi, ồn và không đảm bảo an toàn trong khi mỗi tháng chi phí cho cửa hàng trên trăm triệu - từ tiền thuê cửa hàng, thuê nhân viên, điện nước… nếu tình trạng này cứ kéo dài, chắc chắn tôi sẽ phải đóng cửa vì không thể kham được” - chị Nga chia sẻ.
Bao giờ đến ngày hoàn công?
Theo Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông – Bộ GTVT, chính sách siết chặt quản lý tiền tệ tại Trung Quốc thời gian gần đây cũng đã ảnh hưởng đến việc giải ngân nguồn vốn ODA cho Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, kéo theo việc nợ nần của tổng thầu phía Trung Quốc. Tính đến hết tháng 2.2016, số nợ các nhà thầu phụ đã trên 554 tỉ đồng…và nguy cơ chậm tiến độ là điều hiển nhiên nếu như các giải pháp về vốn bị ách tắc.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã nhiều lần phải lùi thời hạn hoàn thành bởi những yếu kém của tổng thầu phía Trung Quốc. Chính vì vậy, trước nguy cơ có thể tiếp tục chậm tiến độ, người dân đang phải chịu đựng hệ lụy từ dự án này cảm thấy một lần nữa bị mất niềm tin bởi chính họ không rõ đến lúc nào mới được trả lại cuộc sống như trước…Với người dân, mặc dù đã phải quen sống chung với nỗi sợ hãi, nhưng cứ mỗi ngày chậm tiến độ là một ngày họ phải chịu đựng.
Minh Hạnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 18:33