Đảm bảo chất lượng nhà ở cho cư dân hậu dự án: Cần cái tâm của chủ đầu tư

Thời gian qua, tại các khu đô thị (KĐT), các tòa chung cư “đời mới”, không ít nơi, người dân rất bức xúc về vấn đề dân sinh…  Để có cái nhìn khách quan và tìm giải pháp khắc phục những tồn tại nói trên,  PV LĐTĐ đã có buổi trò chuyện với ông Giang Quốc Trung - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC).
dam bao chat luong nha o cho cu dan hau du an can cai tam cua chu dau tu Thị trường bất động sản cuối năm sôi động, nhộn nhịp
dam bao chat luong nha o cho cu dan hau du an can cai tam cua chu dau tu Chủ đầu tư cam kết thực hiện đúng quy định

- Thưa ông, hiện nay tại các khu đô thị, các toà nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội đang nổi lên nhiều vấn đề bức xúc dân sinh. Nơi thì thang máy liên tục trục trặc,  nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng; nơi thì nhà mới xây đã thấm nước và ẩm mốc, ….với tư cách là  người làm trong lĩnh vực xây dựng, từng tham gia nhiều dự án nhà ở, từ tái định cư đến cao cấp, theo ông bất cập này do đâu?.

Ông Giang Quốc Trung: Đây đúng là một thực tế hiện nay không chỉ gây bức xúc cho cư dân tại những dự án nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư mà thậm chí còn gặp tại những dự án nhà ở phân khúc cao cấp.  Theo tôi, điều đó bắt nguồn từ những bất cập trong khâu thiết kế, từ việc quản lý chất lượng công trình lỏng lẻo của chủ đầu tư, từ năng lực yếu kém của nhà thầu thi công, đến sự thiếu chuyên nghiệp của các đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý vận hành…

dam bao chat luong nha o cho cu dan hau du an can cai tam cua chu dau tu
Ông Giang Quốc Trung- Phó Tổng giám đốc UDIC ( đứng giữa hàng đầu) nhận giải Top 10 Chủ đầu tư bất động sản uy tín nhất Việt Nam năm 2015.

- Thực tế cho thấy, người dân thành phố hiện nay có cái nhìn thiếu thiện cảm với nhà tái định cư, bởi chất lượng công trình kém, các tiện ích phục vụ đời sống cư dân không được chú trọng. Thậm chí đã có những thời gian, cư dân tái định cư khu Trung Hoà Nhân Chính “tháo chạy” bán vội căn hộ để đi tìm nơi ở mới. Ông nghĩ gì về điều này?.

Ông Giang Quốc Trung:  Tôi cho rằng, trước tiên cần phải hiểu, nhà tái định cư được xây dựng nhằm mục đích bồi thường, hỗ trợ cho người dân khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án phát triển kinh tế xã hội.

Tôi được biết, thời gian qua, các dự án đầu tư phát triển quỹ nhà tái định cư luôn được thành phố Hà Nội quan tâm và coi đây là nhiệm vụ bức thiết, được chú trọng ưu tiên nhằm đảm bảo quyền lợi, tránh thiệt thòi cho người dân khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng,  chất lượng nhà tái định cư vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đặc biệt, công tác quản lý, vận hành và sử dụng quỹ nhà này còn nhiều tồn tại, bất cập và vướng mắc.

Trong những năm qua, UDIC cũng đã triển khai một số dự án nhà ở tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội, điển hình như các dự án nhà ở CT13, CT14A Khu đô thị Nam Thăng Long phục vụ di dân tái định cư. Tuy là nhà ở tái định cư nhưng UDIC đã rất quan tâm chú trọng từ khâu thiết kế, quản lý chất lượng thi công cùng các dịch vụ tiện ích đi kèm mà UDIC mang lại đã thuyết phục được khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm của UDIC và yên tâm dọn đến ở. Tôn chỉ của UDIC là xây nhà để bán cũng như xây nhà cho mình ở. Điều này giúp UDIC hạn chế được tối đa những phát sinh  hậu dự án.

- Như vậy, rõ ràng, cái tâm của chủ đầu tư rất quan trọng. Thế nhưng mục tiêu số 1 của nhà kinh doanh là lợi nhuận, xem ra giữa cái tâm và lợi nhuận trong thực tế thường vênh nhau, thưa ông?

Ông Giang Quốc Trung: Đúng là mục tiêu số 1 của nhà kinh doanh là lợi nhuận, nhưng với những nhà đầu tư có tâm thì giữa lợi nhuận và cái tâm thực tế không vênh nhau mà là đồng hành với nhau, cái này phụ trợ cho cái kia. Vì có tâm, nên sản phẩm sẽ đẹp, chất lượng tốt, tạo uy tín và được người tiêu dùng đón nhận, ủng hộ, sản phẩm sẽ bán được nhiều và thu được lợi nhuận một cách bền vững.

Trong các dự án xây nhà ở, UDIC luôn quan tâm đến sự hợp lý trong sử dụng từ khâu thiết kế đến quản lý chất lượng để đảm bảo: “Nhà phải thoáng, phải sáng và phải khô”. UDIC cũng rất quan tâm đến việc đảm bảo môi trường sống cho các cư dân. Ví dụ như dự án nhà ở Trung Yên Plaza tại Trung Hòa, Cầu Giấy , UDIC đã chủ động điều chỉnh quy hoạch để chuyển đổi diện tích có chức năng kinh doanh sang làm sân chơi, đường dạo cho dân cư tại dự án và khu vực lân cận cho dù là mất nguồn thu và việc thực hiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch là không đơn giản. Chính vì thế mà các sản phẩm bất động sản của UDIC luôn được thị trường chấp nhận. Vừa qua, UDIC là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước duy nhất đã được Vietnam Report đánh giá là một trong 10 Chủ đầu tư bất động sản uy tín nhất Việt Nam năm 2015.  

- Theo những gì ông vừa nói, có thể thấy rằng, vấn đề bức xúc dân sinh tại các KĐT mới, khu nhà ở sẽ được hạn chế bằng cái tâm của chủ đầu tư với những dự án mới. Vậy đối với các KĐT khu nhà ở hiện nay đã hình thành thì giải quyết những “nút thắt” đối với vấn đề bức xúc dân sinh ở đây bằng cách nào?

Ông Giang Quốc Trung: Trong thời gian qua, Chính phủ và Thành phố đã rà soát tổng thể các dự án KĐT mới, dự án phát triển nhà ở. Theo các quy định hiện hành, tại các KĐT mới, khu nhà ở các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ lợi ích cộng đồng phải được đầu tư xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh trước khi hoàn thành các công trình kinh doanh. Về chế độ bảo hành cũng được yêu cầu cao như nhà ở phải bảo hành đến 60 tháng. Tuy nhiên, để giải quyết được những “nút thắt” trên, hơn hết là sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc tập trung rà soát, xử lý những dự án đang là “điểm nóng” gây bức xúc cho người dân. Cụ thể, cần phải xử lý nghiêm đối với những chủ đầu tư thiếu trách nhiệm trong vấn đề chậm tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng công cộng phục vụ cộng đồng, không thực hiện nghĩa vụ bảo hành, bảo trì tại dự án do mình đầu tư xây dựng theo quy định.

Hiện, việc quản lý và sử dụng quỹ bảo trì của chủ đầu tư  trước khi bàn giao cho Ban quản trị cũng đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Sự minh bạch trong việc sử dụng, quản lý quỹ này rất quan trọng. Nếu không minh bạch thì dù mình sử dụng đúng cũng sẽ rất dễ bị cư dân hiểu lầm. Khi đã bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị rồi, không có nghĩa chủ đầu tư đứng ngoài cuộc mà vẫn tiếp tục đồng hành để hỗ trợ tốt nhất cho cư dân khi cần thiết.

- Trân trọng cảm ơn ông!

 Thương Huế

(thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Nhằm giúp cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động hiểu rõ hơn về chế độ tiền lương và các chính sách liên quan, sáng nay (16/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN Chuyên đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”

(LĐTĐ) Sáng nay (16/4), tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Hoàn Kiếm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề: “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Nghỉ lễ 10/3: Kỳ điều hành xăng dầu được đẩy lên sớm một ngày

Nghỉ lễ 10/3: Kỳ điều hành xăng dầu được đẩy lên sớm một ngày

(LĐTĐ) Theo quy định hiện hành, thứ Năm - ngày 18/4/2024, tức ngày 10/3 Âm lịch là ngày nghỉ lễ (Giỗ tổ Hùng Vương). Do vậy, việc điều hành giá xăng dầu liền kề sau kỳ điều hành ngày 11/4/2024 sẽ được thực hiện vào thứ Tư - ngày 17/4/2024.
Thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 32 độ

Thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất 32 độ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên

Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên

(LĐTĐ) Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, có 3 trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Tương ứng với mỗi trường hợp là mức cộng điểm ưu tiên khác nhau.

Tin khác

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

(LĐTĐ) Với tính pháp lý rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, mức giá phù hợp, đất đấu giá tại nhiều địa phương của Hà Nội đang ngày càng được nhiều người dân quan tâm tìm hiểu. Trong điều kiện lý tưởng, việc hoàn thành các phiên đấu giá đất không những tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn giúp dẫn dắt thị trường; ngược lại, nếu làm không tốt, dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, tạo bong bóng bất động sản.
Người mua “choáng” vì giá nhà

Người mua “choáng” vì giá nhà

(LĐTĐ) “Đua” cùng giá vàng, sau Tết, bất động sản bất ngờ tăng “phi mã” khiến những ai đang có nhu cầu mua đều “choáng”. Nếu như năm ngoái, nhiều người còn chần chừ chưa quyết định mua chung cư, nhà đất gần nội thành, thì đến nay, chung cư vùng ven cũng chỉ là “giấc mơ” xa vời.
Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp; giải quyết tình trạng "thổi giá", "đẩy giá" để cung và cầu gặp nhau…
Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

(LĐTĐ) Sáng 5/3, dự thảo về Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản đang được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng đã có sự điều chỉnh. Dự thảo mới đã lược bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ tại Điều 7.
Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

(LĐTĐ) Hiện, Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023, theo đề xuất mới của Bộ sẽ có 3 phương án để xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ.
Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

Một dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền 125,84 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện mới chỉ có một chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay vốn với số tiền là 125,84 tỷ đồng.
Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

Hà Nội phấn đấu đạt 7,147 triệu m2 sàn nhà ở vào năm 2024

(LĐTĐ) Căn cứ các chỉ tiêu trong Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội năm 2024, nhằm xác định các mục tiêu phát triển trong năm.
Năm 2024: Cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản

Năm 2024: Cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản

(LĐTĐ) Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2024, tình hình bất động sản Việt Nam sẽ thay đổi dựa vào tình hình kinh tế thế giới, điều hành kinh tế vĩ mô cũng như kết quả cải thiện thể chế, pháp lý liên quan với sự tham gia “thực sự” của chính quyền các cấp.
Thị trường bất động sản 2024 sẽ vào chu kỳ khởi sắc

Thị trường bất động sản 2024 sẽ vào chu kỳ khởi sắc

(LĐTĐ) "Thị trường bất động sản năm 2024 sẽ bước vào một chu kỳ mới, với sự phục hồi rõ nét vào thời điểm cuối năm", một số chuyên gia nhận định.
32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo luật mới

32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo luật mới

(LĐTĐ) Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định 32 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động