Đái tháo đường tấn công người trẻ tuổi
Cảnh báo người bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch | |
Nguy cơ gây tổn thương phổi nặng ở bệnh nhân đái tháo đường |
Bệnh nhi N.T.Đ 9 tuổi đang điều trị tại BV Nội tiết TƯ (Ảnh: PV) |
Lo ngại đái tháo đường trẻ em
Đái tháo đường (ĐTĐ) type 1 là một bệnh lý đặc trưng bởi sự phá hủy các tế bào beta của tụy gây nên tình trạng thiếu hụt insulin và tăng đường huyết. Bệnh thường gặp ở độ tuổi dưới 20 và có tỉ lệ mắc mới đang tăng lên.
BS Trần Văn Đồng – Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, đỉnh khởi phát bệnh ĐTĐ type 1 thường xảy ra ở độ tuổi 10 đến 12. Đó là lý do tại sao loại bệnh này còn được gọi là bệnh ĐTĐ vị thành niên hoặc bệnh ĐTĐ trẻ em. Trong đó, 80% các trường hợp xảy ra mà không có tiền sử gia đình bị mắc bệnh này. Những triệu chứng báo hiệu tình trạng tăng đường huyết bao gồm sụt cân, đái nhiều, khát nhiều, ăn nhiều và nhìn mờ. Nếu tình trạng nhiễm toan ceton xảy ra, bệnh nhân có thể kèm triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, đau cơ, thậm chí hôn mê.
Vừa qua, tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Nội tiết Trung ương vừa tiếp nhận ca ĐTĐ type 1 nhiễm toan ceton ở bệnh nhi N.T.Đ 9 tuổi (Hải Hậu, Nam Định). Bệnh nhân nhập viện với thể trạng gầy gò, cân nặng 24kg, da khô, môi se, tình trạng nhiễm trùng, bạch cầu cao lên tới 16,65 nghìn; mạch 130 lần/phút; huyết áp 100/60 mmHg. Kết quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu thấy xuất hiện ceton niệu cao 3,9 mmol/L; đường máu mao mạch 18,9 mmol/L; chẩn đoán ĐTĐ type 1 nhiễm toan ceton.
Theo tìm hiểu tiền sử gia đình, trước đó khoảng 1 tháng bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều kèm sút 4kg không rõ nguyên nhân. Ba ngày trước khi vào viện trẻ bắt đầu mệt lả nhiều, đau bụng quanh rốn, người nhà đã đưa trẻ tới khám tại bệnh viện Nhi Nam Định, tại đây các bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc ĐTĐ type 1, theo dõi u tụy và chuyển trẻ lên tuyến Trung ương để xử trí tiếp. Sau khi nhập viện Nội tiết Trung ương, trẻ đã được xử trí tích cực bằng việc tiêm isulin kiểm soát đường huyết, truyền dịch và kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Sau 1 ngày theo dõi và điều trị đường huyết của trẻ xuống còn 10,3 mmol/L.
Hiện tại bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tiếp xúc được, đường huyết được kiểm soát ổn định, không còn tình trạng mất nước, nhiễm trùng. Tuy nhiên, đường huyết vẫn được theo dõi và liều insulin được điều chỉnh, trẻ được hướng dẫn chế độ ăn để đạt mục tiêu đường huyết tối ưu và xác định phác đồ insulin sử dụng khi ra viện.
Theo BS Lê Quang Toàn – Trưởng khoa Đái tháo đường, khác với ĐTĐ type 2 thường xảy ra ở người bệnh lớn tuổi với các triệu chứng âm thầm thì ĐTĐ type 1 thường xảy ra ở bệnh nhân trẻ kèm theo các triệu chứng rầm rộ như: Khát nước, tiểu nhiều và thường xuyên; Đói nhiều, ăn nhiều nhưng vẫn sút cân nhiều; Mệt mỏi dễ cáu kỉnh... Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời ĐTĐ type 1, trẻ rơi vào hôn mê nhiễm toan ceton và có thể tử vong. Do vậy, để phát hiện sớm ĐTĐ type 1, tránh nhiễm toan ceton, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bệnh khi có các triệu chứng khát, uống nhiều, đặc biệt ban đêm, ăn nhiều nhưng sút cân, nước tiểu có kiến bu.
BS Toàn khuyến cáo: Để phòng tránh nhiễm toan ceton, người bệnh ĐTĐ type 1 cần ăn uống và dùng insulin theo chỉ dẫn của thầy thuốc, đặc biệt không được bỏ tiêm insulin. Cần xét nghiệm ceton nước tiểu để phát hiện sớm biến chứng nhiễm toan ceton trong các trường hợp đường huyết quá cao > 15 mmol/L, có các triệu chứng nghi ngờ của nhiễm toan ceton như nôn, buồn nôn, đau bụng, khi có các bệnh nhiễm trùng nặng kèm sốt cao.
Trong trường hợp có ceton niệu dương tính và hoặc mắc các bệnh nặng kèm theo người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để ngăn chặn sự xuất hiện các biến chứng mạn tính của ĐTĐ, đặc biệt ở mắt, thận, các dây thần kinh, loét bàn chân, cũng như mọi type ĐTĐ khác, người bệnh ĐTĐ type 1, cần duy trì đường huyết ổn định lúc đói và sau bữa ăn, đạt mục tiêu chỉ số HbA1c.
Những biến chứng cực kỳ nguy hiểm
Bệnh ĐTĐ và tim mạch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đường huyết càng cao thì thời gian mắc bệnh ĐTĐ càng lâu, rủi ro mắc các biến chứng tim mạch càng lớn và một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân ĐTĐ chính là bệnh tim và đột quỵ.
Bà N.T.N (77 tuổi, Ân Thi, Hưng Yên) phát hiện ĐTĐ type 2 và tăng huyết áp cách đây 8 năm, tai biến mạch máu não 7 lần. Cách đây 5 tháng bà N xuất hiện các triệu chứng đau nhức, giảm vận động bàn chân 2 bên. Gần đây dấu hiệu đau nhức, giảm vận động bàn chân 2 bên tăng lên, sau khi được người nhà đưa tới khám tại BV Nội tiết, bà N được yêu cầu nhập viện vào khoa Tim mạch Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Bà N được theo dõi và điều trị kiểm soát đường huyết, kiểm soát huyết áp, điều trị rối loạn mỡ máu, chống ngưng tập tiểu cầu kép, tăng tuần hoàn ngoại vi. Hiện tại sau 10 ngày điều trị đường huyết của bà N đã được kiểm soát tốt, chân hết sưng, hết nóng đỏ, mạch mu chân và mạc chầy sau bắt rõ, bệnh nhân đã tự đi lại (lúc vào viện bệnh nhân phải ngồi xe lăn).
BS.CKII Trần Thị Kim Oanh, Trưởng khoa Tim mạch, BV Nội tiết Trung ương cho biết, ngày càng có nhiều trường hợp biến chứng do ĐTĐ, trong đó phổ biến và rất hay gặp là các biến chứng liên quan đến bệnh lý tim mạch như trường hợp của bà N. Theo số liệu gần đây nhất, có tới khoảng 70% các trường hợp ở bệnh nhân ĐTĐ tử vong đều liên quan đến tim mạch. Chính vì vậy, việc hiểu biết đặc điểm về bệnh lý cũng như những biểu hiện lâm sàng của bệnh sẽ góp phần phòng ngừa, hạn chế sự tiến triển của bệnh tim mạch ở các bệnh nhân ĐTĐ.
BS Kim Oanh cũng cho biết thêm bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây nên tổn thương sớm ở tế bào nội mạc, làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Khi chức năng nội mạc bị rối loạn các phân tử mỡ dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong, kết hợp với tăng khả năng kết dính và xuyên thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc hình thành mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch.
Ngoài ra, khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho sự co mạch kết hợp với sự kết dính của tiểu cầu, hình thành nên cục huyết khối trong lòng mạch gây tắc mạch cấp tính gây nên các cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não... đe doạ nghiêm trọng tính mạng người bệnh, tổn thương mạch máu não sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu não... tổn thương ở động mạch chi sẽ dẫn đến biểu hiện viêm tắc động mạch chi, đi cà nhắc cách hồi, hoại tử chi, cắt cụt chi...
“Có nhiều yếu tố làm nặng nề thêm biến chứng tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ như: Tuổi cao, Tăng huyết áp; Rối loạn lipid máu; Béo phì; hút thuốc lá; Ít vận động; Tiền sử gia đình có người bị nhồi máu cơ tim. Khi các yếu tố này kết hợp với ĐTĐ sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch lên nhiều lần. Trong số các yếu tố làm tăng mức độ nặng nề của biến chứng tim mạch thì có 2 yếu tố không thể tác động được đó là tuổi cao và tiền sử gia đình; các yếu tố còn lại đều có thể tác động làm thay đổi được. Chính vì vậy, khi điều trị bệnh ĐTĐ không bao giờ được bỏ quên tác động vào các yếu tố nguy cơ này, đặc biệt là thói quen hút thuốc lá, ít vận động”- BS Kim Oanh chia sẻ.
BS Oanh cũng khuyến cáo: Nếu kiểm soát tốt ĐTĐ có thể làm giảm các biến chứng tim mạch phải kiểm soát tốt đường huyết theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ Việt Nam, điều trị các bệnh lý kèm theo như THA, điều trị các rối loạn chuyển hóa mỡ, hạn chế những thói quen không có lợi cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu, lười vận động, kiểm soát tốt cân nặng và có chế độ sinh hoạt hợp lý, khám định kỳ hàng tháng.
Đái tháo đường đang đánh vào những người nghèo nhất, khó khăn nhất. Tại Việt Nam, Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế ước tính có khoảng 3,5 triệu người mắc đái tháo đường, chiếm khoảng 6% dân số. Tốc độ phát triển đái tháo đường vượt xa tốc độ phát triển kinh tế. Chúng ta đang nằm trong khu vực có tốc độ gia tăng đái tháo đường hàng năm là 15%. Đáng lo lại là có trên 50% người mắc đái tháo đường không được chẩn đoán và điều trị. |
Theo Đức Vân/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05