Đặc sắc di sản xứ Đoài
Sâu lắng trầm tích xứ Đoài | |
Kỳ 1: Văn hóa lịch sử giao thoa | |
“Xứ Đoài đón xuân” tại Phố Sách Hà Nội |
Nằm trong cái nôi của nền văn hoá xứ Đoài, xã Tích Giang (huyện Phú Thọ, Hà Nội) có bề dày văn hoá, với nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Trong đó, ngôi đình Tường Phiêu thờ Đức Thánh Tản Viên nổi tiếng hơn cả bởi đây là di tích tiêu biểu nhất của huyện Phúc Thọ về kiến trúc nghệ thuật thời Lê. Đình Tường Phiêu được dựng trên thế đất bằng, nằm giữa trung tâm làng Tường Phiêu.
Toàn cảnh đình Tường Phiêu. Ảnh: Tâm Lưu Ly |
Cách trung tâm Thủ đô tầm 40km, có thể đi đến làng Tường Phiêu bằng hai con đường: Từ thủ đô Hà Nội, theo đường quốc lộ 32, Hà Nội – Sơn Tây, đến km số 4, rẽ tay trái là đến làng. Hoặc từ Hà Đông, theo đường 21, đến chợ Gạch đi tiếp 3 km, đến km 40 Hà Nội rẽ trái là tới làng.
Trải qua thời gian, ngôi đình Tường Phiêu tưởng chừng như bị bỏ quên ấy lại có nhiều điều lý thú và đặc biệt khi chúng ta được tận mắt thăm quan.
Đình Tường Phiêu là một công trình kiến trúc cổ, có quy mô to lớn, có nhiều mảng phù điêu độc đáo mang phong cách nghệ thuật thời Lê (thế kỉ XVII – XVIII). Đây là ngôi đình lớn nhất trong vùng còn hiện diện sau thử thách của thời gian và các cuộc chiến tranh.
Đình xây dựng nhìn về hướng Tây Nam, hướng mà người ta lựa chọn để nhìn được ngọn núi Ba Vì – nơi có đền thờ thánh Tản Viên. Vào những ngày trời quang mây tạnh, đứng ở đình nhìn thấy núi Ba Vì khá rõ nét. Ngay trước sân đình là đường làng, bên phải là chùa làng, tức chùa Cựu Linh Tự, bên trái của đình cũng là đường làng, còn phía sau là khu dân cư sinh sống.
Đình Tường Phiêu bao gồm các hạng mục: Nghi Môn, Đại Bái – đồng thời cũng là hậu cung. Nghi Môn là một hạng mục công trình mới được tu sửa, gồm hai trụ biểu, đế thắt cổ bồng, thân trụ soi gờ kẻ chỉ và đắp nổi câu đối chữ Hán ca ngợi công lao của Đức Thánh Tản Viên và cảnh quan ngôi đình. Đỉnh trụ đắp tứ phượng chầu, bốn góc là bốn đầu rồng, đuôi chụm vào nhau hướng lên cao. Giá trị kiến trúc nghệ thuật của ngôi đình tập trung chủ yếu vào tòa Đại Bái.
Đại Bái là một ngôi nhà ngang gồm 5 gian 2 dĩ, dài khoảng 20m, rộng khoảng 10m. Đứng ở sân đình nhìn vào, tòa Đại Bái như một ngôi nhà sàn lớn, được cách điệu uyển chuyển, mềm mại bởi hệ thống mái cong và các đầu đao cong vút. Trên bờ nóc đắp nổi “lưỡng long chầu nguyệt”. Đầu bờ nóc đắp nổi hai con kìm, bờ giải có từng cặp sấu, nghệ thuật đối xứng nhau. Ở vị trí này có những con sấu được tạo thành bởi chất liệu sành nung mang dấu ấn thời Lê đậm nét.
Điều đặc biệt, Tường Phiêu khác với các ngôi đình trong vùng còn thể hiện ở bờ nóc của đình. Có lẽ, người xưa đã coi bờ nóc của ngôi đình này như một con rồng lớn đang hướng thiện. Vì vậy, các nghệ nhân dân gian đã đắp cả đầu và đuôi rồng ở hai đầu bờ nóc. Đây là hiện tượng kiến trúc đặc sắc mà về sau những công trình kiến trúc thời Nguyễn không còn.
Đại Bái là một hạng mục công trình lớn. Người xưa tập trung đầu tư cao độ cho hạng mục này với chức năng vừa là nơi phụng tự vừa là nơi hội họp của toàn thể dân làng. Chính vì hạng mục này vừa mang tư cách đại bái vừa mang chức năng hậu cung nên công trình vẫn còn hiện diện dấu tích kiến trúc từ thời khởi dựng. Qua các lần tu bổ, Đại Bái vẫn kết cấu theo kiểu chữ Nhất.
Gian giữa được thiết lập khám thờ, trên khám có long ngai, bài vị thờ Tản Viên Sơn Thánh và các vị đồng triều phối hưởng. Sự hiện diện của các vị này, nhân dân thường gọi là Tam Vị Đại Vương Thượng Đẳng Thần Tản Viên Sơn Thánh. Khám thờ được chạm trổ công phu với hình tượng lưỡng long trầu nguyệt và hệ thống chấn song chạm nổi rồng xoắn thay con tiện. Kiểu thức trang trí này rất ít gặp trong vùng.
Về kiến trúc, đình Tường Phiêu được kết cấu theo hình thức 4 hàng chân gỗ với vì nóc giá chiêng, tiền kẻ, hậu bẩy. Hệ thống cột cái, cột quân đều bằng gỗ lim, lát sàn (dấu tích gỗ lát sàn còn rõ trên cột). Hệ thống cột khá lớn: Chu vi 1,80m – 1,90m. Về điêu khắc, đình Tường Phiêu có nhiều mảng chạm khắc đặc biệt, đó là các đầu tư, các bức cốn, xà nách,... đều được chạm trổ công phu.
Đó là những bức cốn ở gian giữa với đề tài rồng mẫu tử (rồng mẹ và rồng con), long mã, chim phượng,... Trên các rường cụt, người xưa thường chạm rồng độc long. Họa tiết này thường đặc tả đầu rồng miệng loe, mắt lồi, có tai như tai rơi, tóc râu hình đao mác – đó là dấu tích nghệ thuật thế kỷ XVII – XVIII. Bên cạnh những đề tài chính thống ấy còn có những mảng phù điêu chạm nổi mang đậm phong cách dân gian như: Các bà tiên bay, con hổ, tiên cưỡi rồng, cảnh đội lễ lên đình, chùa... với bố cục rất hồn nhiên mà ta thường thấy ở các di tích cuối thế kỷ XVII như đình Ngọc Than (huyện Quốc Oai), đình Tự Nhiên (huyện Thường Tín)...
Đình thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn người có công lao rất lớn đối với dân làng nên người xưa đã dồn tâm lực của mình hưng công nên ngôi đình này, những mong đây là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, mang tính chất vùng miền thời Lê (thế kỷ XVII – XVIII). Tuy về sau, vào năm Bảo Đại Bính Tý (1936) có sửa chữa nhưng công trình vẫn mang kiểu kiến trúc ban đầu.
Hiện nay, đình Tường Phiêu vẫn còn đang bảo lưu được một số lượng di vật bằng gỗ khá lớn, được chạm trổ tinh xảo và sơn son thiếp vàng, như: Ba kiệu rước (kiệu rước văn, kiệu bàn phối và kiệu long sàng); ba bộ long ngai có niên đại vào khoảng nửa đầu thề kỷXVIII; nhang án có niên đại thế kỷ XX; mâm ấu được làm ở thế kỷ XIX. Bên cạnh đó, đình Tường Phiêu còn lưu giữ được 06 đạo sắc phong. Đình Tường Phiêu có nhiều lễ trong năm, trong đó ngày lễ dịp Rằm tháng Giêng hằng năm là ngày lễ lớn nhất.
Lễ hội kéo dài trong ba ngày 14, 15 và ngày 16 tháng Giêng hàng năm (âm lịch). Lễ hội đình Tường Phiêu vẫn lưu giữ được nhiều yếu tố truyền thống từ xa xưa như các nghi thức và nghi lễ tưởng nhớ công ơn đánh giặc giữ nước các nghi thức, nghi lễ liên quan tới công ơn giúp dân xây dựng xóm làng của Đức Thánh Tản Viên và các nghi lễ, nghi thức liên quan cầu mưa, cầu được mùa…
Trải qua biết bao thăng trầm cùng lịch sử, đình Tường Phiêu vẫn là biểu tượng cho làng, cho khối đại đoàn kết toàn nhân dân. Việc bảo tồn, gìn giữ di sản là sự thể hiện sự tri ân, đóng góp đối với những giá trị truyền thống vật chất và tinh thần của cha ông để lại.
Với những giá trị đặc sắc về di tích, để đưa đình Tường Phiêu vào khai thác phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu của khách du lịch, rất mong trong thời gian tới các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị di sản thông qua một số giải pháp như: Cắm các biển bảng chỉ dẫn giới thiệu; đăng tải thông tin trên website; kết nối tour du lịch tham quan các điểm di tích tiêu biểu phía Tây Thủ đô để thu hút khách du lịch tâm linh như di tích đền Hát Môn, chùa Thầy, Tây Phương, làng cổ Đường Lâm, Ba Vì...
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38