Kỳ 1: Văn hóa lịch sử giao thoa
Khắt khe để giữ gìn văn hoá Thăng Long - Hà Nội |
Khi Hà Nội quyết định mở rộng địa giới hành chính, nhiều người lo ngại rằng văn hóa Thăng Long sẽ bị “hòa tan” và mai một, thế nhưng sau 10 năm hòa nhập, sự giao thoa giữa văn hóa Thăng Long và Xứ Đoài ngày càng trở nên hài hòa và tương đồng.
Cuộc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (sau này đổi tên là Thăng Long) năm 1010 với “Chiếu dời đô” của triều vua Lý Thái Tổ đã đưa lịch sử đất nước sang một trang mới của sự trường tồn và phát triển huy hoàng. Đây là một dấu mốc lịch sử đặc biệt của dân tộc. Năm 2008 là thời điểm chỉ còn 2 năm nữa là đất nước kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã mở rộng địa giới hành chính Thủ đô. Phải chăng, đây cũng là một sự kiện mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt để hướng tới sự phát triển, đổi mới của cả đất nước thời hiện đại?
Nền văn hóa văn hiến Xứ Đoài xưa đã góp phần lớn vào việc bồi đắp cho nền văn hóa văn hiến Thăng Long ngàn xưa. (Chùa Đậu, Thường Tín). |
Vậy bề dày văn hóa lịch sử của Thủ đô mang dấu ấn, hơi thở ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông muôn thuở nằm ở đâu nếu không phải là hệ thống những di tích ngàn xưa, là các giá trị văn hóa truyền thống, các áng hùng văn, các giá trị văn hóa phi vật thể bao đời để lại? Có thể khẳng định, sau thời điểm Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, các cấp ngành của thành phố đã rất quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và những phong tục tập quán tốt đẹp của văn hóa Tràng An, văn hóa xứ Đoài ngày càng được duy trì và phát huy, lan tỏa.
Sau 10 năm, Hà Nội mở rộng của ngày hôm nay có sự giao thoa, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa hai nền văn hóa tương đồng. Có lẽ thấy rõ nhất là sự tương tác và thẩm thấu của ngôn ngữ, thực phẩm và văn hóa ẩm thực, quần áo, cách ăn vận và thời trang. Từ những yếu tố cụ thể đó, tập quán sinh hoạt và lối sống của người dân cũng dần hòa đồng, các yếu tố tâm linh, tín ngưỡng, cách thức cúng giỗ, phong tục cưới hỏi… dần dần cũng tìm thấy các chuẩn mực chung.
Trong quá trình mở rộng địa giới, không có hiện tượng áp đảo của một vùng văn hóa này với một vùng văn hóa khác, không xảy ra những cú sốc về văn hóa. Các danh thắng và cảnh quan của xứ Đoài bổ sung cho Thủ đô là mảng giá trị văn hóa vật thể đáng kể như danh thắng Hương Tích rồi các đền, đình, chùa nổi tiếng như đền Và, chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Trầm, chùa Trăm Gian, chùa Đậu, chùa Mía… đều đã trở thành những di tích văn hóa xếp hạng đáng tự hào của Hà Nội. Các đặc sản nổi tiếng từ các làng nghề có từ bao đời cũng đều đã trở thành những đặc sản của Thủ đô: Tơ lụa Vạn Phúc, giò chả Ước Lễ, khảm trai Chương Mỹ… rồi những sân khấu chèo, múa rối nước cũng vậy.
Theo nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, “tinh hoa của mỗi vùng đất đều được phát huy và cộng hưởng sang vùng đất kế cận, như vậy ở mức độ nhẹ, chúng ta có thể thấy rõ là đã có sự tiếp cận văn hóa, chứ chưa thấy có hiện tượng tiếp biến văn hóa”.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đã nhấn mạnh Hội thảo “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính (2008-2018)”: Hà Nội là nơi chưng cất tinh hoa của cả nước, vì vậy sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính, sự hòa quyện giữa vùng đất văn hiến Thăng Long với tinh hoa văn hóa xứ Đoài cùng các vùng văn hóa khác được gìn giữ tốt đẹp, phát huy thế mạnh cùng Thủ đô tiến lên văn minh, hiện đại.
Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội cho rằng: “Hà Nội vốn là đất trăm nghề, những cốm Vòng, giấy sắc Nghĩa Đô giờ không hiện diện nhiều nữa. Còn Hà Tây xưa là đất trăm nghề nhưng giờ chỉ còn nghề mộc là còn lốc cốc đâu đó, các làng nghề tinh hoa đang mai một, đứng trước nguy cơ biến mất. Làng sơn mài Hạ Thái chỉ còn vài ba nhà theo nghề. Chùa Thầy không còn rối nước; rồi chèo, tuồng, hát trống quân, ca trù chỉ ở mức gắng gượng của các câu lạc bộ”.
GS.TS Lê Hồng Lý – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá cũng phân tích hiện nay một số làng nghề đứng trước nguy cơ bị mai một, nhưng mặt khác lại có một số làng nghề mới xuất hiện. Do vậy, để bảo tồn những nét văn hóa truyền thống, chúng ta phải chỉ ra cho người dân địa phương hiểu được những nét đẹp của văn hóa, tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế thông qua các hoạt động du lịch. Đối với những di sản văn hóa người dân không thể tự bảo tồn, nhà nước cần có những khoản kinh phí tài trợ.
Đáng chú ý, sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, các địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa lại là các huyện của vùng văn hóa xứ Đoài như các huyện: Thường Tín (440 di tích), Ứng Hòa (433 di tích), Ba Vì (394 di tích), Chương Mỹ (374 di tích), Phú Xuyên (345 di tích), Sóc Sơn (341 di tích)… Trong khi đó, các địa phương có ít di tích tập trung chủ yếu là các quận nội thành như: Thanh Xuân (29 di tích), Ba Đình (47 di tích), Cầu Giấy (49 di tích), Hai Bà Trưng (51 di tích), Hoàn Kiếm (66 di tích)… Danh mục này cho thấy nền văn hóa văn hiến Xứ Đoài xưa đã góp phần lớn vào việc bồi đắp cho nền văn hóa văn hiến Thăng Long ngàn xưa.
Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính và phát triển, Thủ đô Hà Nội với việc bảo tồn và tôn vinh hệ thống những di tích văn hóa lịch sử ngàn xưa, các giá trị văn hóa truyền thống, các giá trị văn hóa phi vật thể vẫn xứng danh là vùng đất văn hiến ngàn năm có bề dày trầm tích văn hóa lịch sử vào bậc nhất của đất nước Việt Nam.
Bảo Thoa
(còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25