Sâu lắng trầm tích xứ Đoài
“Xứ Đoài đón xuân” tại Phố Sách Hà Nội | |
Điểm du lịch tâm linh hấp dẫn xứ Đoài |
Những kiến trúc lạ kỳ
Với riêng cá nhân tôi, mảnh đất thiêng liêng ấy đơn thuần ẩn hiện trong những lời ca, điệu hát nơi ca khúc “Hà Tây quê lụa” mà trong mỗi chiều rong chơi trên cánh đồng làng tôi mê mẩn hát theo. Giờ đây, khi cất công tìm hiểu tôi còn biết, xứ Đoài – còn là nơi lưu dấu nhiều huyền thoại xưa cũ với hàng loạt đình và chùa cổ, có giá trị về kiến trúc và điêu khắc.
Dong xe rong ruổi cùng nhà văn Nguyễn Văn Học – một người đam mê kiếm tìm nét cổ ở làng quê Việt trên mảnh đất xứ Đoài. Anh rỉ rả bảo, nơi đây từ lâu là đề tài hấp dẫn, là nguồn cảm hứng si mê sáng tạo lớn cho các tác phẩm nghệ thuật hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh… Kỳ thực, có đi mới biết, trên vùng đất cổ luôn có những di sản đã tồn tại hàng trăm năm. Đó là các ngôi đình cổ với mái ngói cong vút cổ kính như: Làng So, Hương Canh, Vân Canh, Tây Đằng, Chu Quyến, Hạ Hiệp, Đại Phùng, Thụy Phiêu…. Nét chung là vậy nhưng ẩn hiện trong mỗi di tích lại có điểm riêng hết sức độc đáo.
Cho đến nay, Đường Lâm vẫn là một điểm đến văn hóa với những nét kiến trúc độc đáo. Ảnh: Đinh Luyện |
Chẳng hạn, ở đình So thuộc xã Cộng Hòa (huyện Quốc Oai) từ lâu nức tiếng với lời ca tụng “Đẹp đình So, to đình Sở”. Đình có quy mô lớn, tráng lệ, phần mái cân đối với thân nhưng đao đình rất dày và lớn. Sáu bộ vì gian giữa có kết cấu theo lối giá chiêng kẻ chuyền, 2 bộ vì hồi theo lối chồng rường.
Khác với đình So, kiến trúc ở đình làng Phú Hữu cũng mang phong cách hết sức khác biệt. Đó là nét chạm khắc đặc trưng đầu thế kỷ 18. Đặc biệt, tại ngôi đình này, các kẻ và bẩy đều được chạm khắc cầu kỳ. Hệ thống tượng tròn trên các cột mô tả người cưỡi ngựa và cưỡi voi, trong đó tượng voi được làm rất chau chuốt về đường nét. Hình tượng con người không nhiều nhưng mang tính thẩm mỹ cao.
Khác biệt hơn hẳn những di tích trên đó là vẻ đẹp của đình Tây Đằng. Đình Tây Đằng đẹp không phải ở khung cảnh thiên nhiên mỹ lệ, cũng không phải ở quy mô đồ sộ mà là cách bài trí bố cục độc đáo. Đình chỉ có một nếp nhà hình chữ “nhất” như khối hộp hình chữ nhật, không có hậu cung, cũng không có tiền tế. Tuy nhiên, vẻ đẹp của ngôi đình tiềm ẩn bên trong là những giá trị văn hóa nghệ thuật được chạm khắc một cách tài tình của các nghệ nhân dân gian xưa. Cho đến nay, hiện vẫn chưa xác định một cách chính xác đình được xây dựng vào năm nào vì không có giấy tờ ghi chép lại.
Một số nhà nghiên cứu đã từng đem đình Tây Đằng ra so sánh với đình Lỗ Hạnh thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Những đối chiếu cho thấy, có những nét tương đồng về phong cách kiến trúc, nghệ thuật chạm trổ, bài trí, bố cục hoa văn... Đình Lỗ Hạnh có giấy tờ ghi chép cụ thể là được xây dựng vào năm 1576 nên nhiều người cho rằng đình Tây Đằng có thể cũng được xây dựng vào thời kỳ ấy. “Không gian bên trong đình thực sự thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng từ bốn phía rọi vào làm nổi bật những hoa văn, nét chạm trổ tinh xảo của tiền nhân. Tôi đã đi lại chiêm ngưỡng đình hơn một tiếng đồng hồ mà không hề cảm thấy ngột ngạt, khó thở như ở một số đình, chùa khác” - nhà văn Nguyễn Văn Học chia sẻ.
Những phiến đá ong làm nên hồn cốt
Xứ Đoài không chỉ có làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây) mà còn hai địa phương trứ danh khác, đó là làng Cựu (huyện Phú Xuyên) và làng Cự Đà (huyện Thanh Oai). Mỗi làng cổ có một nét độc đáo riêng. Chẳng hạn, ở làng Cựu, nét đặc trưng là phong cách kiến trúc của Pháp đan xen kiến trúc Việt cổ. Tìm hiểu mới biết, những biệt thự lừng lững vào đầu thế kỷ XX ở làng này đều là của những người giàu có nhất xứ Bắc Kỳ. Riêng tại làng Cự Đà, nơi đây sự thanh bình dấu trong những mái ngói đỏ, đường lát gạch chỉ, đôi cóc đá sừng sững ngồi đầu làng.
Những dấu tích của đá ong vẫn hằn in. Ảnh: Đinh Luyện |
Có đi mới biết, giờ làng cổ vẫn còn nhưng đã đôi chút phai mờ do sự xâm nhập của kinh tế thị trường. Chẳng hạn như ở Đường Lâm, từng có thời điểm người làng long đong khi phải tìm mọi cách để tu sửa nhà cổ trước nguy cơ đổ sập. Còn ở các biệt thự ở làng Cựu thì nay phần lớn vô chủ, rêu phong bám kín, đầy mạng nhện. Riêng tại Cự Đà, sông Nhuệ hiện giờ đã không còn xanh trong soi bóng mà đã thành dòng sông đen với những chất thải công nghiệp hôi hám đổ về. Duy nhất, có một điểm bất biến trong không gian xứ Đoài đó là những vết thời gian nơi đây dường như vẫn hằn in, đứng đợi. Những nếp nhà lợp ngói âm dương, những bức tường đá ong, những con ngõ lát gạch... như đứng đợi, trông ngóng một ai về.
Không gian mộc mạc, cổ kính, từ cổng làng, cổng đình, giếng làng đến những ngôi nhà, bờ tường đâu đâu ta cũng bắt gặp những công trình kiến trúc vùng đất cổ của người Việt. Chẳng hạn, ở Đường Lâm những căn nhà nơi đây được xây dựng bằng các vật liệu đặc trưng của vùng Xứ Đoài xưa, đó là đá ong, là các loại gỗ quý, kèm theo là các phụ kiện như: Rơm, rạ, bùn non, trấu, đất sét mịn… Người Đường Lâm bảo, đá ong là loại vật liệu sẵn có trên vùng đất này. Tại đây, những khối đá xù xì nằm sâu dưới lòng đất được khai thác đơn giản, dễ kiếm, chịu được khí hậu thay đổi.
Cách xây dựng nhà đá ong cũng mang đầy tính dân dã. Theo như ông Hùng, chủ của một căn nhà cổ ở Đường Lâm kể: Nhà được xây cất bằng đá ong sẽ luôn đảm bảo không khí trong nhà mát về mùa hạ, ấm áp về mùa đông. Xưa, khi người làng chưa biết đến các vật liệu kiểu như xi măng, cát, thép… thì thời bấy giờ, việc xây dựng chỉ sử dụng đá ong kết hợp với bùn non trộn vôi để miết mạch.
Tìm về xứ Đoài như tìm về một không gian xưa của trăm năm và có cảm giác như bước chân vào vùng đất quá khứ của nhiều thế kỷ. Lững thững trên con ngõ quê, hình ảnh tia nắng sớm tinh sương len lỏi qua những tầng mây, văng vẳng đâu đó tiếng trẻ con í ới gọi nhau đến trường, là tiếng các chị, các mẹ bàn tán chuyện đồng, chuyện ruộng... Tất cả như lắng đọng, yên bình một cách đến lạ.
Không gian mộc mạc, cổ kính, từ cổng làng, cổng đình, giếng làng đến những ngôi nhà, bờ tường đâu đâu ta cũng bắt gặp những công trình kiến trúc vùng đất cổ của người Việt. Chẳng hạn, ở Đường Lâm những căn nhà nơi đây được xây dựng bằng các vật liệu đặc trưng của vùng Xứ Đoài xưa, đó là đá ong, là các loại gỗ quý, kèm theo là các phụ kiện như: rơm, rạ, bùn non, trấu, đất sét mịn… Người Đường Lâm bảo, đá ong là loại vật liệu sẵn có trên vùng đất này. Tại đây, những khối đá xù xì nằm sâu dưới lòng đất được khai thác đơn giản, dễ kiếm, chịu được khí hậu thay đổi. |
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03