Cứ tin vào chứng nhận!
“Ô nhiễm” con người! | |
Góc nhìn văn hóa |
- Thì tất cả đều do con người mà ra, có “ô nhiễm môi trường” thì cũng do con người, vậy chả đúng khi nói “ô nhiễm con người” sao?
- Quả đúng bác ạ. Em vừa đi tiễn biệt một người quen do mắc ung thư dạ dày, liên tưởng đến cảnh bác nói các tiểu thương bơm hóa chất vào gà, vịt mà gai người.
- Thế chả phải là con người đang tự hủy hoại đồng loại sao?
- Nhưng cái chuyện tiểu thương còn nhỏ bác ạ, em vừa biết tin một tổ chức nhà nước hẳn hoi còn làm giả công văn, cấp trái phép chứng nhận cho hơn 800 sản phẩm thủy sản cơ.
-Kinh khủng thế cơ à? Chú nói cụ thể xem nào.
-Theo quy định, các sản phẩm là thức ăn trong nuôi, trồng thủy sản và các sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi, trồng thủy sản, trước khi bán ra thị trường phải được Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi, trồng thủy sản chấp nhận chất lượng và phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép cho lưu hành.
-Rõ là thế còn gì.
-Tuy nhiên, theo phát hiện mới đây của Bộ NNPTNT, hơn 2 năm nay, các sản phẩm thủy sản muốn có chứng nhận, dễ như trở bàn tay.
-Thì cải cách thủ tục rườm rà, tạo điều kiện cho khai thác, nuôi, trồng thủy sản phát triển, dễ dàng trong cái cấp chứng nhận là tốt chứ sao.
-Nói như bác thì nói làm gì. Cái đáng nói là sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp không cần phải đi qua khâu kiểm tra chất lượng, mà chỉ cần bỏ ra 5 triệu đồng/sản phẩm để trả cho Giám đốc Trung tâm là "nghiễm nhiên" có tên trong danh sách sản phẩm an toàn.
-Vậy thì bậy quá. Cái anh nông nghiệp này cũng phức tạp quá nhể. Vừa lùm xùm chuyện mua bán chứng nhận Viet Gap cho thực phẩm an toàn, giờ lại mua bán cái chứng nhận sản phẩm thủy sản.
-Đấy, bác nói chuyện Viet Gap em mới nhớ đó. Nghe đâu đang kiểm tra lại toàn bộ khâu cấp chứng nhận này và sẽ xử lý nghiêm, vậy mà việc rõ như ban ngày, thế mà vẫn chưa ai bị xử lý. Lạ!
-Cũng lạ thật. Nhưng mà cũng chẳng lạ, vì người ta lại viện đủ lý do để chứng minh không có chuyện “mua - bán”.
-Lại lý do lực lượng mỏng, không kiểm soát xuể, rồi tìm một khâu nào dễ đổ tội nhất để rút kinh nghiệm. Đấy, trong cái vụ thủy sản kể trên, họ đang lần đến khâu nhân viên văn thư của Trung tâm không thực hiện đúng quy định về nghiệp vụ đã tạo điều kiện để một số viên chức của Trung tâm thực hiện hành vi vi phạm; cán bộ thực hiện nhiệm vụ văn thư, công tác lưu trữ tại văn phòng Tổng cục còn thiếu, không ổn định, đã tạo kẽ hở để công chức được giao nhiệm vụ có liên quan lợi dụng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Thôi thì cứ đổ tội cho người tiêu dùng là thượng sách. Ai bảo không là “người tiêu dùng thông minh”, mà lại cứ tin vào chứng nhận!?
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49