Cứ ba giây có một người mắc sa sút trí tuệ
Báo động trung bình 3 giây lại có 1 người bị sa sút trí tuệ | |
Ngáy to có thể là dấu hiệu sớm của sa sút trí tuệ, rối loạn trí nhớ | |
Giấm quả Việt quất có thể ngăn chặn mất trí nhớ? |
Cùng với tuổi thọ tăng cao, người già đối mặt với nhiều bệnh lý như tim, phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường… Trong đó, sa sút trí tuệ là một bệnh lý dường như chưa được nhận thức đúng đắn và quan tâm điều trị.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bị sa sút trí tuệ. |
Theo TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, năm 2015, trên thế giới có gần 50 triệu người mắc sa sút trí tuệ, chiếm khoảng 5% tổng số người trên 60 tuổi. Ước tính cứ mỗi ba giây sẽ có thêm một người mắc sa sút trí tuệ và số người mắc bệnh này tăng lên gấp đôi sau mỗi 20 năm.
“Sa sút trí tuệ là hội chứng lâm sàng được gây ra bởi tổn thương não, với đặc trưng là các biểu hiện suy giảm các lĩnh vực nhận thức như trí nhớ, định hướng, chú ý, ngôn ngữ, tri giác, suy luận, phán đoán, điều hành, khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên tục. Sa sút trí truệ có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bệnh Alzheimer, chiếm 60-80% tổng số các bệnh nhân sa sút trí tuệ”, bác sĩ Phương cho hay.
Ngoài rối loạn các lĩnh vực và nhận thức, người bệnh sa sút trí tuệ có thể có nhiều triệu chứng rối loạn tâm lý – hành vi và suy giảm chức năng nặng nề tùy từng thể và từng giai đoạn của bệnh.
BS. TS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết, trong sa sút trí tuệ, một vấn đề chính là rối loạn định hướng về không gian (không biết đang ở đâu), thời gian (không biết ngày hay đêm); rối loạn định hướng bản thân; rối loạn môi trường sống làm ảnh hưởng ko chỉ người bệnh mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến cả gia đình và môi trường khác.
Chính vì vậy, việc quản lý, chăm sóc và điều trị người bệnh cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc, dùng thuốc và chăm sóc toàn diện có thể làm giảm các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Bác sĩ Tuấn nhấn mạnh, chăm sóc và điều trị cho người sa sút trí tuệ không còn là vấn đề trong y khoa mà còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng. “Hiện nay, việc chăm sóc người bệnh alzeimer cũng còn là vấn đề mà ngành y tế đang phân vân nên để trong chuyên khoa lão khoa hay tâm thần”, bác sĩ Tuấn nói.
TS. BS Trần Thị Hà An, Trưởng Phòng Điều trị tâm thần người già (Viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, không phải tất cả người già đều phải đối mặt với bệnh sa sút trí tuệ và bệnh lý này có thể có rất sớm, ở người từ 50 tuổi.
“Sa sút trí tuệ không phải là bệnh có thể chữa khỏi mà chỉ điều trị giảm triệu chứng, do đó việc chăm sóc bảo đảm an toàn cho người bệnh và người chăm sóc rất quan trọng. Việt Nam đang dần hình thành câu lạc bộ dành cho người nhà bệnh nhân sa sút trí tuệ để hướng dẫn, chia sẻ cách chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất”, bác sĩ An cho hay.
Bác sĩ Hà An cũng cảnh báo, hiện nay nhiều người cao tuổi có thói quen sử dụng thuốc bổ não, nhưng trong điều trị các bệnh sa sút trí tuệ, đặc biệt là Alzheimer không có các loại thuốc bổ não. “Việt Nam có 3/4 thuốc lưu hành ở thế giới điều trị sa sút trí tuệ. Các loại thuốc mà không do bác sĩ chuyên khoa tâm thần điều trị kê đơn chỉ là thuốc hỗ trợ, bổ trợ cho não chứ không phải thuốc chữa bệnh Alzheimer”, bác sĩ An cho biết.
Là bệnh lý điều trị giảm triệu chứng càng sớm càng tốt, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần được tới gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu: Giảm trí nhớ làm rối loạn cuộc sống hằng ngày; khó khăn trong việc lên kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề; khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc; nhầm lẫn về thời gian và không gian; khó nhận biết về hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian; phát sinh vấn đề mới với từ ngữ khi viết/đọc; đặt nhầm chỗ các đồ vật và mất khả năng nhớ lại các bước để tìm lại đồ; giảm khả năng phán đoán hoặc ra quyết định; thu mình khỏi công việc hoặc hoạt động xã hội; thay đổi cảm xúc và nhân cách.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38