Công nhân ứng phó với ca, kíp
Tiền lương của công nhân may không đủ sống và hệ lụy | |
Nỗ lực ổn định quan hệ lao động |
Sau Tết, anh Nguyễn Văn Trường (quê Nam Định) lên Hà Nội, xin làm việc tại một doanh nghiệp thuộc KCN Nội Bài. Do chưa quen với việc làm ca kíp nên anh luôn trong tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi, năng suất lao động không được cao. Anh Trường chia sẻ, trước đây, dù làm công việc gì anh cũng đều làm ban ngày và ban đêm nghỉ ngơi.
Công nhân lao động có nhiều biện pháp hữu hiệu để ứng phó với ca, kíp |
Nhưng từ khi lên đây làm việc, anh phải làm cả ca đêm, theo lịch sắp xếp, trung bình một tháng anh làm từ 1 – 2 tuần ca đêm, chưa quen nên anh cảm thấy rất mệt mỏi, đồng hồ sinh học thay đổi nên nhiều khi muốn ngủ nhưng mắt cứ mở thao láo.
“Vẫn biết là làm việc với cường độ cao lại luôn trong tình trạng thiếu ngủ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vì cuộc sống mưu sinh, tôi phải cố gắng. Cả tuần vừa rồi, tôi làm ca đêm, chưa quen nên năng suất lao động của tôi không được cao. Tan ca về phòng trọ, mặc dù mệt mỏi nhưng không thể nào ngủ được, thế là lại quanh quẩn làm việc nọ việc kia, vừa tốn thời gian mà lại không được nghỉ ngơi.
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, làm việc theo ca, kíp là điều không dễ, đặc biệt là đối với người lao động mới bắt đầu công việc. Để thích nghi với việc làm ca, kíp và đảm bảo sức khỏe, người lao động cần có chế độ ăn uống hợp lý: Người làm ca chiều cần ăn vào giữa trưa thay vì ăn vào giữa ca làm việc; Người làm ca đêm nên ăn nhẹ trong cả ca làm việc; Thư giãn trong khi ăn và nên nghỉ ngơi để tiêu hoá; Nên uống nhiều nước và chia thành nhiều lần; Nên giảm bớt ăn đồ ăn chứa nhiều muối và dầu mỡ; Duy trì khẩu phần ăn bình thường, cân bằng về lượng và chất; Giảm thiểu đồ uống có chất cồn và cà phê;Tránh ăn đồ ăn nhanh và thức ăn đường phố… Bên cạnh đó, người lao động cũng cần có chế độ ngủ nghỉ đảm bảo: Tìm nơi yên tĩnh và tiện nghi để ngủ giấc ngủ ban ngày;Trước khi đi ngủ, nên thư giãn để có giấc ngủ sâu;Ngủ theo thời gian ấn định để tạo thói quen;Tránh làm việc nặng, ăn no trước khi ngủ; Nếu vẫn không ngủ được, nên thay đổi lại giờ ngủ cho những ngày tiếp theo. Ngoài ra, người lao động cũng nên tham gia các hoạt động xã hội như: Trò chuyện với người thân, bạn bè mỗi ngày; dành thời gian cho sở thích của bản thân; dành thời gian để luyện tập thể thao, tham gia các hoạt động cộng đồng, cố gắng giảm stress… |
Mấy ngày đầu tôi nghĩ, cứ ăn no, ăn khỏe chắc sẽ không sao nhưng rồi dần dần tôi thấy, ăn đủ là một phần nhưng giấc ngủ quan trọng hơn, chính vì thế tôi đang tập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc. Mong rằng, tôi sẽ sớm thích nghi với điều kiện, môi trường làm việc và có đủ sức khỏe để đạt được năng suất lao động tối đa” – anh Trường bày tỏ.
Cách đây 5 năm, chị Trần Thị Mai (quê Thanh Hóa) đang làm việc tại KCN Thăng Long cũng rơi vào cảnh mất ăn, mất ngủ và luôn trong tình trạng mệt mỏi khi phải ngủ ngày làm đêm, nhưng chỉ một thời gian ngắn, chị đã làm quen và đảm bảo được năng suất lao động.
Chị Mai bật mí, mới đầu ra Hà Nội làm việc, chị cũng khổ sở vì phải làm ca kíp, một tháng cứ 2 tuần làm ngày, 2 tuần làm đêm, đồng hồ sinh học thay đổi liên tục. Trung bình, cứ phải mất từ 3 - 4 ngày đồng hồ sinh học của chị mới ổn định, có nghĩa là sau 2 tuần làm đêm thì phải mất nửa tuần tiếp theo để chị làm quen với việc ngủ sớm để sáng hôm sau dậy đi làm. Thực sự, thời gian đó rất mệt mỏi và ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất lao động.
Để ứng phó với việc làm ca, kíp và đảm bảo sức khỏe để lao động sản xuất, chị Mai đã chủ động tìm kiếm các biện pháp trên mạng internet, đồng thời nhờ bác sỹ tư vấn trong những đợt khám sức khỏe do công ty tổ chức. “Qua tìm hiểu, tôi được biết, người làm ca đêm sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và phải đối mặt với rủi ro bị tai nạn lao động cao hơn làm ca sáng và ca chiều…
Chính vì thế, tôi đã tìm hiểu các cách ứng phó với làm ca, kíp và nhờ sự tư vấn của bác sỹ trong những đợt khám bệnh định kỳ, tôi biết được mình cần phải có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Ví như khi làm ca đêm cần ăn nhẹ trong cả ca làm việc, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế uống cà phê… Đồng thời, cần tạo cho mình một giấc ngủ sâu bằng cách tìm nơi yên tĩnh và thư giãn trước khi ngủ. Nhờ thực hiện những biện pháp đó mà tôi luôn đảm bảo sức khỏe để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty” – chị Mai chia sẻ.
Để việc làm tăng ca không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và năng suất lao động, anh Vũ Văn Thế (quê Thái Nguyên), công nhân đang làm việc tại KCN Quang Minh cho biết, anh không chỉ tuân thủ các chế độ như ăn uống đảm bảo, nghỉ ngơi hợp lý mà còn thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao, dành thời gian cho các sở thích của bản thân và cố gắng giảm stress trong công việc.
Theo anh Thế, thời gian đầu làm việc theo ca, kíp, sau khi tan ca về xóm trọ lúc nào anh cũng trong tình trạng mệt mỏi, nhiều người trong xóm trọ thường nói đùa là “đi hẹn hò với em nào”. Nhưng thực tế ai cũng biết đó là hệ quả của việc làm tăng ca, kiếm được thêm đồng tiền thì sức mình cũng tiêu hao, nhiều khi về tới phòng trọ là lăn ra ngủ, chẳng ăn uống gì.”
“Sau một thời gian làm tăng ca, tôi thấy sức khỏe mình có sự giảm sút, năng suất lao động cũng không đảm bảo như thời gian đầu. Nhưng không tăng ca, không làm đêm thì không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Chính vì thế, tôi đã tập trung cải thiện bữa ăn để đảm bảo dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
Bên cạnh đó, tôi cũng dành thời gian để đọc sách, đó là một trong những sở thích của tôi, đồng thời, tôi cũng tham gia các trận bóng đá cùng với công nhân của công ty. Ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý, làm điều mình thích và có vận động thể thao tôi thấy sức khỏe của mình như được cải thiện, năng suất lao động cũng đảm bảo. Vậy nên, tôi đã duy trì chế độ này trong nhiều năm nay và cảm thấy rất ổn” – anh Thế chia sẻ.
Nhằm giúp người lao động thích nghi với việc làm ca, kíp và đảm bảo sức khỏe để lao động sản xuất, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra lời khuyên, người lao độngcần có chế độ ăn uống hợp lý: Người làm ca chiều cần ăn vào giữa trưa thay vì ăn vào giữa ca làm việc; Người làm ca đêm nên ăn nhẹ trong cả ca làm việc; Thư giãn trong khi ăn và nên nghỉ ngơi để tiêu hoá; Nên uống nhiều nước và chia thành nhiều lần; Nên giảm bớt ăn đồ ăn chứa nhiều muối và dầu mỡ; Duy trì khẩu phần ăn bình thường, cân bằng về lượng và chất; Giảm thiểu đồ uống có chất cồn và cà phê;Tránh ăn đồ ăn nhanh và thức ăn đường phố…
Bên cạnh đó, người lao động cũng cần có chế độ ngủ nghỉ đảm bảo: Tìm nơi yên tĩnh và tiện nghi để ngủ giấc ngủ ban ngày; Trước khi đi ngủ, nên thư giãn để có giấc ngủ sâu; Ngủ theo thời gian ấn định để tạo thói quen; Tránh làm việc nặng, ăn no trước khi ngủ; Nếu vẫn không ngủ được, nên thay đổi lại giờ ngủ cho những ngày tiếp theo. Ngoài ra, người lao động cũng nên tham gia các hoạt động xã hội như: Trò chuyện với người thân, bạn bè mỗi ngày; dành thời gian cho sở thích của bản thân; dành thời gian để luyện tập thể thao, tham gia các hoạt động cộng đồng, cố gắng giảm stress…
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33