Tiền lương của công nhân may không đủ sống và hệ lụy
10 điều nên làm và không nên làm khi xin tăng lương | |
Điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH với 2 nhóm đối tượng | |
Hà Nội: Mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất là 396,1 triệu đồng |
Theo một nghiên cứu của Oxfam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Công nhân và Công đoàn thực hiện tại 6 doanh nghiệp may, lương không đủ sống kéo theo nhiều hệ lụy đối với người công nhân, gia đình của họ và niềm tin đối với tương lai.
Hầu hết công nhân trong nghiên cứu này đang phải vật lộn để nuôi sống bản thân và gia đình, thậm chí có những lúc bị đói. Nhiều người rơi vào vòng xoáy nợ nần, sống trong điều kiện nghèo nàn, không đủ khả năng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, và không đủ điều kiện chi trả học hành cho con cái.
Nhiều công nhân có kế hoạch và ước mơ cho tương lai, nhưng không nhìn thấy công việc hiện tại có thể giúp họ đạt được ước mơ như thế nào. Họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình và không tiết kiệm được gì từ tiền lương của họ ngoại trừ một khoản tiền từ bảo hiểm xã hội nếu họ mất việc.
“Kết quả khảo sát được thực hiện qua phỏng vấn với mẫu nhỏ, với 157 người gồm công nhân, quản lý, chuyên gia, cán bộ Nhà nước. Dù chưa thể hiện bức tranh toàn ngành may nhưng qua đó nhiều đánh giá có giá trị nhất định đối với người sử dụng lao động, các nhà quản lý và người lao động", Bà Phạm Thu Lan - Viện Phó Viện Công nhân và Công đoàn cho biết.
Các chuyên gia trao đổi tại buổi tọa đàm |
Theo các chuyên gia, tiền lương thấp là kết quả của thương mại không công bằng trong chuỗi cung ứng hàng may mặc toàn cầu. Các thông lệ trong chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn đến thực trạng lương không đủ sống và những rào cản lương đủ sống trong nước. Ngành may mặc là một ngành đầu tư sinh lợi lớn. Các nhãn hàng thời trang phát triển và nhanh chóng tăng doanh thu, đồng thời tìm cách tối đa hóa lợi nhuận và lợi tức cho cổ đông của họ.
Trong khi các nước châu Á xác lập mức lương tối thiểu thấp để thu hút đầu tư nước ngoài, thì các nhãn hàng cũng đóng vai trò lớn trong việc duy trì mức lương thấp này bằng việc đàm phán không minh bạch để ép giá các nhà máy sản xuất hàng may mặc ở các nước châu Á. Để đáp ứng đòi hỏi của nhãn hàng lớn, các nhà máy may buộc phải yêu cầu công nhân của họ làm việc nhiều giờ với mức lương thấp.
Với sự tham gia của các chuyên gia lĩnh vực tiền lương, nghiên cứu kinh tế và xã hội học, các chuyên gia đến từ các tổ chức phát triển quốc tế, đại diện công đoàn, doanh nghiệp, nhãn hàng, cùng nhiều cơ quan thông tấn báo chí, tại buổi tọa đàm các đại biểu cùng bàn về những khuyến nghị cụ thể cho các bên trong chuỗi cung ứng như các nhãn hàng và khách hàng quốc tế, các doanh nghiệp ngành may trong nước, Chính phủ, công đoàn và người tiêu dùng.
Trong đó, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một lộ trình nâng mức lương tối thiểu lên mức lương đủ sống. Lộ trình này đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, doanh nghiệp, nhãn hàng và công đoàn. Người tiêu dùng cũng là một tác nhân quan trọng giúp gây ảnh hưởng và thúc đẩy lộ trình này bằng cách bày tỏ sự quan tâm và mong đợi của mình đối với các nhãn hàng thời trang mình yêu thích về thực hành ứng xử có đạo đức trong hoạt động kinh doanh thông qua trả lương đủ sống.
Quang cảnh buổi tọa đàm |
Bà Nguyễn Thị Lê Hoa, Phó Giám đốc tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho biết: “Tình trạng tiền lương thấp trong chuỗi cung ứng ngành may đang làm cho công nhân và gia đình họ bị mắc kẹt trong vòng nghèo đói. Khi nói đến nghèo đói, chúng ta nói đến tình trạng người lao động không thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản để có một cuộc sống tử tế cho họ và gia đình họ - không nhất thiết giống chuẩn nghèo chính thức của Chính phủ hoặc chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới. Những chuẩn nghèo này là chưa đủ để đảm bảo một cuộc sống đàng hoàng”.
Các nội dung trong tọa đàm về tiền lương không đủ sống của công nhân trong chuỗi cung ứng ngành may ở Việt Nam giúp các bên nhìn bức tranh tổng thể để tìm giải pháp cho một vấn đề tồn tại đã lâu mà chưa giải quyết triệt để với các cách tiếp cận giải pháp ở tầm vĩ mô hiện nay. Việc giải quyết vấn đề tiền lương thấp và điều kiện làm việc kém không thể là giải pháp quốc gia mà phải là giải pháp toàn cầu trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Lương đủ sống là mức lương thấp nhất được trả cho một người làm việc toàn thời gian đủ để trang trải những chi phí cơ bản cần thiết – bao gồm thực phẩm đủ dinh dưỡng, nhà ở phù hợp, các tiện ích, chăm sóc sức khỏe, quần áo, đi lại và giáo dục, quan hệ xã hội, cùng với một khoản tiền tiết kiệm cho tương lai và các sự việc bất khả kháng xảy ra. Mức lương đủ sống không phải là xa xỉ. Đó là mức tối thiểu mà tất cả mọi người làm việc đều cần có để thoát nghèo. Lương đủ sống là mức lương công nhân kiếm được trong một tuần làm việc tiêu chuẩn (tối đa không quá 48 giờ) và đủ để trang trải một mức sống tử tế cho người lao động và gia đình họ. Đó là mức tối thiểu mà tất cả mọi người làm việc đều cần có để thoát nghèo. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00