Công nhân trong cơn “sốt” giá

Giá thịt lợn tăng cao tác động đáng kể tới bữa ăn của công nhân, người lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp. Từ bữa ăn ca trong nhà máy tới bữa cơm gia đình của công nhân ở các khu trọ, thịt lợn dường như ít được sử dụng hơn và được thay thế bằng các thực phẩm khác. “Té nước theo mưa”, khi giá thịt lợn những ngày cận Tết tăng cao, đẩy một số mặt hàng cũng tăng cao theo. Hệ lụy, công nhân lao động cũng phải “dè sẻn” chi tiêu!
cong nhan trong con sot gia Thịt lợn và câu chuyện bình ổn giá
cong nhan trong con sot gia Đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá thịt lợn dịp cuối năm
cong nhan trong con sot gia Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt mốc 500 tỷ USD

Kế toán của chính mình

Hơn 17 giờ chiều có mặt tại khu chợ dân sinh trên địa bàn khu công nghiệp Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), sau giờ tan làm, rất đông công nhân lao động ghé chợ mua thực phẩm về chuẩn bị bữa tối cho gia đình. Trò chuyện với công nhân lao động ở đây, chúng tôi nhận thấy rằng đi chợ để vừa đảm bảo bữa cơm đủ chất vừa tiết kiệm không phải là điều dễ dàng với nhiều công nhân.

Với mức lương công nhân, khi giá cả còn chưa “nhảy” theo nhịp điệu cuối năm, tiền đi chợ hằng ngày cũng được tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến số tiền tiết kiệm khác. Song kể từ khi thịt lợn tăng giá lên đến gần 200 nghìn đồng/kg thì công nhân cũng gặp khó trong việc chọn lựa thực đơn cho mỗi bữa ăn của gia đình.

cong nhan trong con sot gia
Nhờ đa dạng hóa khẩu phần ăn, nên nhân viên, công nhân lao động tại Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam vui vẻ, hào hứng trong bữa ăn ca (Ảnh: N. Hoa)

Khảo sát tại các khu nhà trọ, trong bữa ăn của nhiều hộ gia đình công nhân, các món chế biến từ thịt lợn xuất hiện ít hơn hẳn so với trước đây. Phần lớn công nhân lao động sống trong các xóm trọ đều than thở, từ khi thịt lợn tăng giá, mỗi lần đi chợ nếu mua thịt lợn họ đều phải “đắn đo” cân nhắc vì giá cả quá cao trong khi mức thu nhập của công nhân thì vẫn vậy.

Chị Nguyễn Thị Hồng (công nhân khu công nghiệp Phú Nghĩa) cho biết, giá thịt lợn tăng chóng mặt trong thời gian gần đây khiến nhiều công nhân gặp khó khăn liên quan đến chi tiêu. Mọi khi chỉ khoảng 30 nghìn đồng là được đĩa thịt cho cả gia đình 4 người ăn, nay số tiền đó mua thịt thì không đủ, chị đành chuyển sang ăn cá, đậu phụ hoặc thịt gà, trong tuần thi thoảng mới mua thịt lợn cho bữa cơm gia đình.

Cùng chung nỗi lo về giá cả thực phẩm tăng cao trong dịp cuối năm, chị Lê Thị Hằng (công nhân khu công nghiệp Nội Bài) bày tỏ: Giá thực phẩm tăng cao nên mức chi tiêu của gia đình cũng tăng hơn trước rất nhiều. Mọi khi bữa ăn của gia đình chỉ hết khoảng 100 nghìn đồng, từ khi thịt lợn tăng giá các mặt hàng khác cũng dần tăng theo, từ rau xanh cho đến các loại thực phẩm khác, khiến mỗi bữa cơm của gia đình chị hết khoảng 150 nghìn đồng, để tiết kiệm chị phải cắt giảm các loại trái cây tráng miệng…

“Khi thịt lợn tăng giá quá cao, tôi phải tính toán lại chi tiêu sinh hoạt, đặc biệt là khoản tiền đi chợ của gia đình. Nếu không tính toán hợp lý thì sẽ bị “thâm hụt” sang số tiền đã tiết kiệm dành dụm để chuẩn bị về quê sắm Tết cùng gia đình.

Thay vì chọn các món được chế biến từ thịt lợn, tôi chuyển sang ăn trứng, cá, các món chế biến từ đậu, các loại thịt khác, đặc biệt tôi đã xin phép chủ nhà trọ để trồng một luống rau nhỏ với vài loại rau cải, rau muống, mấy cây cà chua… để vừa làm sạch, đẹp khoảng đất trống trước cửa phòng vừa có rau sạch để ăn, cũng tiết kiệm được một khoản kha khá mỗi tháng”, chị Hằng chia sẻ.

Bên cạnh đó, khi thịt lợn tăng giá nhiều công nhân còn lo lắng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh do đó để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình họ chọn cách “nhập khẩu” thực phẩm ở quê để đảm bảo an toàn.

Anh Nguyễn Minh Tuấn (công nhân khu công nghiệp Nội Bài) chia sẻ, do lo sợ giá thịt lợn tăng cao khiến các tiểu thương lợi dụng để buôn bán những thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc và sợ nhất là mua phải thực phẩm vừa mới sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trọng, còn dư lượng kháng sinh… nên anh đã nhờ bố mẹ ở quê gửi đồ xuống Hà Nội để gia đình anh sử dụng.

“Quê nội, quê ngoại chúng tôi đều làm nông nghiệp trồng rau và chăn nuôi, do lo các con, cháu đi làm xa nhà sử dụng thực phẩm không an toàn ảnh hưởng tới sức khỏe, bố mẹ hai bên hàng tháng đều “tài trợ” thực phẩm cho các con. Sử dụng thực phẩm do gia đình cung cấp bao giờ cũng an toàn, yên tâm và tiết kiệm chi phí hơn.

Mỗi tuần, bố mẹ tôi lại gửi đồ xuống một lần, vợ chồng tôi cũng sắm một tủ lạnh để tích trữ đồ cho cả tuần, nhờ đó mà bữa cơm gia đình lúc nào cũng đảm bảo an toàn, đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là hai vợ chồng tiết kiệm được một khoản kha khá”, anh Tuấn chia sẻ.

Nhà bếp đa dạng món ăn để đảm bảo chất

Như một quy luật, cuối năm bao giờ giá cả tiêu dùng trên thị trường cũng leo thang. Dịp cuối năm này lại đúng vào thời điểm khan hiếm thịt lợn, khiến giá thịt lợn liên tục tăng cao.

Giá thịt lợn tăng cao càng làm giá tiêu dùng “nhảy” theo giá lợn. Dù là công nhân, mỗi người một công việc, nhưng ai cũng có mẫu số chung là tự phải làm kế toán chi tiêu cho riêng mình.

Không chỉ riêng bữa ăn của các gia đình công nhân, từ khi thịt lợn tăng giá, nhiều doanh nghiệp đã có những thay đổi phù hợp hơn. Các nhà bếp của doanh nghiệp đã có những phương án thay thế thịt lợn bằng nhiều thực phẩm khác như cá, thịt gà, thịt bò… mỗi thực đơn được bố trí các món phong phú, đa dạng để vẫn phù hợp với giá của mỗi suất ăn mà vẫn đảm bảo an toàn, đủ chất dinh dưỡng cho người lao động làm việc, đặc biệt là cuối năm, khối lượng hàng hóa sản xuất lớn, công nhân phải tăng ca nhiều hơn. Cách làm đó đa phần đều nhận được sự đồng tình của người lao động.

Có mặt tại Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam (Khu Công nghiệp Nội Bài) vào đúng giờ nghỉ ăn cơm trưa, nhìn qua món ăn và khẩu phần ăn cũng như những trang thiết bị nhà bếp và phòng ăn, chúng tôi thấy rõ sự quan tâm của đơn vị dành cho công nhân.

Ở đó một chiếc tủ kính bày các suất ăn được đánh theo số thứ tự, mỗi nhân viên, công nhân lao động được tự lựa chọn suất ăn theo sở thích của bản thân sau đó xếp hàng tại các ô cửa có số thứ tự trùng với số của suất ăn được bày trong tủ kính và nhận suất ăn của mình. Toàn bộ dụng cụ nhà bếp, phòng ăn đều bằng inox. Khu đầu vào thực phẩm, khu lưu giữ, sơ chế và chế biến thực phẩm đều sạch sẽ, gọn gàng.

Dù có rất đông công nhân nhưng khu nhà ăn vẫn trật tự, ngăn nắp. Mỗi ngày bếp ăn của công ty có 12 khẩu phần ăn cho nhân viên, công nhân lao động được tự do lựa chọn gồm các món như cá kho, trứng chiên, rau luộc, gà xé phay, tráng miệng bằng dưa hấu, củ đậu… Với thực đơn phong phú giúp công nhân có những bữa ăn đảm bảo an toàn và ngon miệng. Trên nét mặt của mỗi công nhân hiện rõ vẻ phấn khởi, hài lòng khi nhận suất ăn trưa từ nhà bếp.

Giữa lúc các mặt hàng thực phẩm tăng giá, chứng kiến người lao động được ngồi ăn ở một không gian thoải mái, sạch sẽ, được phục vụ chu đáo, chất lượng bữa ăn đảm bảo hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng… chúng tôi đã thấy rõ sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa tổ chức công đoàn với người sử dụng lao động để quan tâm và chăm lo tốt hơn cho công nhân lao động.

Không riêng gì Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, hiện nay nhiều công ty đã thuê từ 2 đơn vị chuyên phục vụ bữa ăn ca nhờ đó người lao động có thể tự do lựa chọn món ăn. Ngoài ra, để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, các công ty thành lập Ban kiểm tra tham gia vào việc giám sát chất lượng bữa ăn ca. Mọi nguồn nguyên liệu, thực phẩm từ khâu vận chuyển, sơ chế đến khâu chế biến đều được kiểm tra và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ những cách làm cụ thể đó, các công ty đã nhận được sự hài lòng, đánh giá cao của người lao động.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Sẽ làm cầu dàn Bailey bắc qua sông Tô Lịch, Kim Ngưu

Sẽ làm cầu dàn Bailey bắc qua sông Tô Lịch, Kim Ngưu

Các cầu dàn Bailey để dự phòng sẽ được lắp đặt trên sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét, Nhuệ… nhằm kết nối giao thông khu vực 2 bên sông và giảm ùn tắc.
Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Vừa qua, tại Bộ Y tế, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp trực tuyến xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Công an tỉnh Đồng Nai lập nhiều thành tích trong đợt ra quân trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Đồng Nai lập nhiều thành tích trong đợt ra quân trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Đồng Nai đã lập nhiều thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế lao động 1/5.
Tổ chức lại nút giao thông Tố Hữu - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến

Tổ chức lại nút giao thông Tố Hữu - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến

Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông tin sẽ thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông nút giao Tố Hữu - Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến thuộc địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội).
Thị trường chứng khoán trong nước khởi sắc sau tin Mỹ hoãn áp thuế

Thị trường chứng khoán trong nước khởi sắc sau tin Mỹ hoãn áp thuế

Thị trường chứng khoán Việt mở cửa tăng điểm trở lại sau nhiều ngày chìm trong sắc đỏ. Thị trường vẫn khởi sắc về chỉ số nhưng thanh khoản ghi nhận khá thấp.
Infographic: Cuộc thi Ảnh/Video clip “Công đoàn Thủ đô vững bước vào kỷ nguyên mới”

Infographic: Cuộc thi Ảnh/Video clip “Công đoàn Thủ đô vững bước vào kỷ nguyên mới”

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức cuộc thi Ảnh/Video clip “Công đoàn Thủ đô vững bước vào kỷ nguyên mới” nhằm giới thiệu, lan tỏa những hoạt động tiêu biểu của tổ chức Công đoàn Thủ đô.

Tin khác

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

Sau những trận thiên tai nghiêm trọng, đời sống người dân nói chung, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như: Nông dân, công nhân, lao động phổ thông… bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, mất việc làm, giảm thu nhập là những hậu quả rõ nét nhất. Do đó, việc hỗ trợ tài chính, đào tạo nghề và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tốt hơn là yếu tố quan trọng để giúp họ phục hồi và thích ứng với các thách thức trong tương lai.
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Nối tiếp những thành công và mục tiêu của 4 mùa trước, Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng 2025” sẽ đề cao tính chuyên sâu, để cùng với các cơ quan truyền thông, giúp người dân hiểu sâu hơn cũng như có giải pháp nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh.
Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Tâm lý thuê người trong họ xây dựng, trông coi công trình sẽ yên tâm hơn thuê người ngoài. Bởi đã là người nhà thì trách nhiệm với công trình không khác gì đối với ngôi nhà của chính họ. Thực tế cho thấy, không ít mâu thuẫn tình cảm và pháp lý giữa các bên lại bắt nguồn từ những nhận định đơn giản này.
Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Trong tháng 4 tới, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày, và lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục…
Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội: Thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025

Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Quyết định số 1577/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân thành phố Hà Nội năm 2025.
Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động đăng ký tuyển chọn đi làm việc nghề hàn, nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc).
Công nhân mong mỏi được tăng lương

Công nhân mong mỏi được tăng lương

Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu của công nhân, người lao động (NLĐ) khi đi làm. Đặc biệt, trong điều kiện giá cả tiêu dùng đắt đỏ, chi phí sinh hoạt nhiều, công nhân, người lao động (NLĐ) càng mong mỏi được tăng lương để trang trải cuộc sống và có một chút tích lũy.
Đến 30/6/2025 tỉnh Hoà Bình phấn đấu xoá xong 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Đến 30/6/2025 tỉnh Hoà Bình phấn đấu xoá xong 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hoà Bình, toàn tỉnh có 3.194 nhà tạm, nhà dột nát. Hiện đã xây mới, sửa chữa 2.198 nhà, vẫn còn 996 nhà cần tiếp tục thực hiện xây mới, sửa chữa. Mục tiêu được UBND tỉnh đặt ra, trong tháng 6/2025 hoàn thành xong việc xây dựng, sửa chữa toàn bộ số nhà này.
Số vụ tai nạn lao động vẫn tăng

Số vụ tai nạn lao động vẫn tăng

Báo cáo về tình hình tai nạn lao động năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũ (nay là Bộ Nội vụ) cho thấy, số vụ tai nạn lao động và số người bị nạn đều tăng.
Chỉ huy Công an Hà Nội còn hơn 12 năm công tác xin nghỉ trước tuổi

Chỉ huy Công an Hà Nội còn hơn 12 năm công tác xin nghỉ trước tuổi

Sáng 27/2, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ công bố Quyết định về việc nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với 23 đồng chí lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng, Công an cấp huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động