Công nhân cần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông
Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông: Không thấy phạt nên nhờn luật! | |
Nhiều người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm |
Tại một số khu KCN-CX trên địa bàn TP Hà Nội như KCN Thạch Thất (huyện Thạch Thất), KCN Thăng Long (Đông Anh), KCN Quang Minh (Mê Linh),… tình trạng lộn xộn khi tham gia giao thông của nhiều công nhân lao động đang diễn ra khá phổ biến với các hành vi như: Không đội mũ bảo hiểm; chở quá số người qui định, đi ngược chiều… Cùng với đó, cũng tại khu vực cổng các KCN, vào cuối mỗi buổi chiều, chợ tạm, chợ cóc lại nhộn nhịp kẻ mua người bán, lấn chiếm lòng, lề đường thường xuyên tái diễn, tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn giao thông nghiêm trọng.
Những hàng quán lề đường trước KCN tiềm ẩn những nguy cơ về mất an toàn giao thông |
Đơn cử như tại KCN Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), cứ vào khoảng 5 rưỡi – 6 giờ chiều hằng ngày, hàng trăm công nhân làm việc tại KCN này ùn ùn kéo ra về khi vừa hết giờ làm. Những chiếc xe máy vừa ra khỏi cổng công ty bắt đầu chen vào dòng xe nối đuôi nhau di chuyển trên Quốc lộ 6.
Theo quan sát của PV báo Lao động Thủ đô, con đường này vốn đã đông đúc bởi hàng ngàn lượt phương tiện lưu thông nay lại càng thêm chậm hơn bởi không ít công nhân tranh thủ dừng xe, ghé vào những gánh hàng, quán cóc “mọc” ngay trên lòng đường quốc lộ để mua, bán.
Tình trạng công nhân không đội mũ, đi ngược chiều diễn ra phổ biến trên các tuyến đường gần KCN |
Được biết, Quốc lộ 6 dài gần 18km, từ Km19+920 (thị trấn Chúc Sơn) đến Km37 (thị trấn Xuân Mai), tuyến đường này được xem là con đường huyết mạch giao thương chủ yếu từ Hà Nội hướng về phía tỉnh Hòa Bình. Dừng lại trong một thời gian ngắn, dễ dàng nhận thấy mặt đường quốc lộ tuy không rộng nhưng có mật độ lưu thông khá dày của các phương tiện, từ xe máy, xe bus cho đến các loại xe tải chở hàng với trọng lượng lớn,...
Thế nhưng từ nhiều năm nay, trên đoạn đường chạy qua KCN Phú Nghĩa luôn ngổn ngang chợ cóc họp dưới lòng đường và ở ven đường. Không những thế, ngay trước mặt nhiều công ty còn xuất hiện vài xe bán hàng lưu động với món ăn đã được chế biến sẵn thu hút không ít công nhân lao động tụ tập. Thực trạng này không chỉ thu hẹp diện tích mặt đường dành cho xe cộ đi lại mà gây ra sự nhốn nháo, thiếu an toàn tại khu vực trên.
Theo một người bán hàng lưu động trên đoạn đường này cho biết, thực phẩm tươi sống, những hàng ăn tại chỗ như trứng luộc, ngô, hoa quả tràn lan bắt nguồn từ nhu cầu của dân cư và không ít công nhân làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp nằm trong KCN. Ý thức được sự nguy hiểm đang diễn ra, người này đã chủ động bày bán hàng hóa nép vào lề đường. Tuy nhiên, việc công nhân vì tiện lợi dừng đỗ xe lấn chiếm lòng đường gây nguy hiểm cho xe cộ qua lại là điều không thể tránh khỏi.
Cùng chung tình trạng giao thông nhốn nháo như tuyến đường quốc lộ 6, dọc tuyến đường Đại lộ Thăng Long trên tuyến đường gồm từ Km4 đến Km20 đại lộ (hướng Hà Nội đi huyện Thạch Thất) qua KCN Thạch Thất vào giờ tan ca cũng rơi vào cảnh tương tự. Nguy hiểm hơn, nơi đây còn xuất hiện những chiếc xe kẹp ba, kẹp bốn, đầu trần đi ngược chiều vô cùng nguy hiểm. Chỉ trong một thời gian ngắn quan sát, PV đã ghi nhận được hàng chục trường hợp người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm. Thậm chí, nhiều phương tiện từ KCN đi ra còn bất chấp nguy hiểm, luồn lách qua những xe ô tô, đi ngược đường ra phía hầm chui để sang đường, tránh phải đi vòng hàng trăm mét.
Cứ vậy, từng tốp công nhân đi ngược chiều bằng xe máy trên làn đường xe thô sơ, cắt ngang đường đến nơi làm việc hoặc trở về nhà giữa dòng ôtô, xe container, xe máy đang chạy với tốc độ cao trên đường. Xe máy đi ngược chiều không chỉ gây gián đoạn trong đường hầm dân sinh, mà còn cản trở sự di chuyển của các phương tiện khác. Thế nhưng, không ít công nhân, vẫn thản nhiên đi vào với lý do “đi nhanh hơn, thuận tiện hơn”,...
Mối lo ngại trên cũng thường xuyên xảy ra tại KCN Thăng Long (huyện Đông Anh), nơi có lưu lượng người và xe cùng tham gia giao thông đông mỗi ngày. Do KCN Thăng Long có quy mô lớn, số lượng doanh nghiệp đông, công nhân ngoại tỉnh thuê trọ lớn nên lượng người và phương tiện đi lại rất đông đúc.
Mật độ tham gia giao thông vào giờ cao điểm lúc nào cũng trong trạng thái “căng như dây đàn”. Tại đây thực trạng công nhân đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm cũng diễn ra hết sức phổ biến. Nhiều xe mô tô, xe gắn máy tự ý rẽ tắt ngang và đi ngược chiều khiến giao thông ngày càng trở nên hỗn loạn.
Theo nhận định của người dân, tuyến đường trục KCN Thăng Long được đưa và khai thác, sử dụng, có hệ thống sơn kẻ vạch, điểm mở quay đầu và biển báo giao thông đầy đủ, thuận lợi cho các phương tiện di chuyển. Việc hàng loạt công nhân điều khiển xe máy vẫn cố tình đi ngược chiều dọc tuyến đường, nhất là từ khu vực vòng xuyến nằm dưới chân cầu vượt Kim Chung để đi vào KCN gây không ít bức xúc.
Mặc dù đã ghi nhận nhiều tình huống va chạm nhưng với tâm lý chủ quan, đi theo đám đông và suy nghĩ “tiết kiệm” thời gian, công nhân đang đánh cược tính mạng của mình khi không chấp hành đúng luật giao thông, tìm mọi cách luồn lách băng qua đường bên cạnh những chiếc xe lớn cứ chạy ầm ầm với tốc độ cao.
Anh Nguyễn Văn Thành, công nhân KCN Thăng Long cho biết: “Vào những giờ cao điểm, việc mọi người đi ngược chiều không phải là hiếm. Mỗi khi có lực lượng chức năng mọi người sẽ tuân thủ hơn nhưng nếu vắng bóng lực lượng thì đâu lại vào đó. Biết là sai quy định và nguy hiểm nhưng nhiều người chấp nhận vi phạm quy định luật giao thông đường bộ để kịp giờ, bởi nếu đi ngược chiều đường, quãng đường từ nơi làm việc về nhà chỉ mất khoảng vài trăm mét. Còn đi đúng chiều đường có khi sẽ kéo dài cả cây số”.
Có thể thấy, hậu quả của tai nạn giao thông vô cùng đau thương và nặng nề. Đó là sự mất mát về tính mạng con người, là gánh nặng cho gia đình người bị nạn và những người liên quan về cả tinh cảm lẫn kinh tế. Trước thực trạng tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông trên các tuyến đường đường KCN trên địa bàn Thủ đô, thiết nghĩ, chính quyền địa phương các cấp nên có biện pháp để xử lý những trường hợp vi phạm triệt để, tăng tính răn đe, nhất là vào thời điểm cuối năm khi mà nhu cầu đi lại của công nhân là rất lớn.
Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra tại khu vực KCN-CX thì nguyên nhân chủ yếu là do việc chấp hành pháp luật của một bộ phận người điều khiển phương tiện giao thông trong đó có một bộ phận công nhân chưa được thực hiện nghiêm. Khi bản thân công nhân tự ý thức được việc tuân thủ pháp luật, trách nhiệm khi tham gia giao thông thì những điều “đáng lẽ không nên có” sẽ không có cơ hội xảy ra.
Phương Ngân – Hoa Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đại biểu Quốc hội Thành phố tặng quà công nhân lao động huyện Thường Tín
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng thăm, tặng quà Tết cho công nhân lao động
BHXH thành phố Hà Nội: Hoàn thành vượt 4/4 chỉ tiêu kinh tế xã hội Thành phố giao năm 2024
Đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch, tái thiết đô thị Hà Nội
5 đối tượng học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Tuyên án bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân
Tin khác
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49
Nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội
Đời sống 27/12/2024 19:40
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Đời sống 24/12/2024 07:51