Còn nhiều công nhân phải chật vật với cuộc sống

Mức thu nhập không đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu, nhiều công nhân lao động (CNLĐ) phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ và phải chấp nhận đánh đổi sức khỏe, tăng ca, kiếm thêm thu nhập.
con nhieu cong nhan phai chat vat voi cuoc song Hiểu luật để sống và làm việc theo pháp luật
con nhieu cong nhan phai chat vat voi cuoc song Nói không với “cạm bẫy” mạng xã hội
con nhieu cong nhan phai chat vat voi cuoc song Nuôi dưỡng tình yêu kiểu công nhân

Chia sẻ với chúng tôi, chị Vũ Thị Hằng (quê Thái Bình, đang làm việc tại KCN Thăng Long) cho biết, hai vợ chồng chị đều làm công nhân trong KCN, nếu không làm thêm, thu nhập của chị được 5 triệu/tháng, còn làm thêm thì được khoảng 7 triệu. Hai vợ chồng mỗi tháng trung bình làm được khoảng 13 triệu (cả tăng ca) nhưng thu không đủ chi.

con nhieu cong nhan phai chat vat voi cuoc song
Còn nhiều CNLĐ phải chật vật với cuộc sống

Chị Hằng nhẩm tính, tiền gửi con, tiền ăn, tiền sữa, bỉm mỗi tháng cũng ngót nghét 6 triệu. Còn tiền nhà, tiền điện nước cũng xấp xỉ 2 triệu/tháng. Đấy là chưa kể tiền ăn uống, sinh hoạt và các khoản chi tiêu phát sinh của hai vợ chồng. Khi được hỏi về tiền tích lũy, chị Hằng thở dài: “Lương hai vợ chồng làm không đủ ăn thì lấy đâu ra tích lũy. Chẳng biết tương lai thế nào, hiện tại cứ cố gắng làm tăng ca để có thêm thu nhập lo cho cuộc sống đã.”

Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Thân, công nhân đang làm việc tại KCN Phú Nghĩa cũng cho biết, mức thu nhập của cả hai vợ chồng chị (chưa kể tăng ca) trung bình mỗi tháng được 10 triệu. Với khoản thu nhập ít ỏi ấy, nếu không tăng ca, chị khó lòng trang trải chi phí sinh hoạt, đặc biệt là lo cho 2 con nhỏ. Dù chấp nhận tăng ca nhưng thu nhập tăng thêm hằng tháng cũng chỉ được khoảng 4 triệu đồng. Không kham nổi chi phí sinh hoạt đắt đỏ, mới đây, vợ chồng chị đã quyết định gửi đứa hai con về quê nhờ ông bà chăm sóc.

Nhiều đồng nghiệp của chị Thân cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Do thu nhập bấp bênh nên họ xem việc tăng ca là giải pháp duy nhất để cải thiện thu nhập. Chia sẻ với chúng tôi, chị Trần Thị Thắm cho biết: “Ngày bình thường làm 8 giờ đã tiêu tốn rất nhiều sức lực, nếu làm thêm nữa thì sức khỏe bị bào mòn. Vẫn biết là không có lợi cho sức khỏe về lâu dài nhưng chúng tôi làm gì có sự lựa chọn nào khác? Nếu không tăng ca, chắc chắn không sống nổi”.

Thực tế cho thấy, có nhiều CNLĐ vì nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền và phần lớn thời gian đều dành để tăng ca nên dù đã tuổi “băm” nhưng vẫn “giường đơn gối chiếc”. Anh Nguyễn Văn Thành, công nhân đang làm việc tại KCN Quang Minh chia sẻ, từ khi bắt đầu làm việc tại công ty, anh luôn cố gắng và dành nhiều thời gian nhất có thể cho công việc và thường xuyên tăng ca với mục đích tích cóp một khoản tiền để sau này có tiền trang trải khi lập gia đình và có chút vốn để lập nghiệp riêng.

“Nhưng đồng lương công nhân, vừa tăng ca làm việc, vừa phải chi tiêu tằn tiện lắm mới đủ sống. Nhiều lúc cũng mong muốn tìm được người thương để về chung một nhà. Nhưng nghĩ cho cùng thì một mình còn đang phải chật vật, đến khi có vợ có con nữa thì biết xoay sở kiểu gì vì thế mà năm nay tuy 30 tuổi nhưng vẫn ngày đi làm, tối về nằm không, những ngày lễ, Tết về quê, người thân hỏi han tình hình công việc rồi lại kèm thêm câu “bao giờ lấy vợ?” lại khiến mình lại cảm thấy chạnh lòng.” – anh Thành tâm sự.

Theo kết quả khảo sát mới nhất của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tình hình lao động, tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của NLĐ năm 2018 được công bố mới đây, với thu nhập và chi tiêu hiện nay (không có biến động về việc làm, thu nhập và đời sống) có 32,1% NLĐ cho biết gia đình họ có khoản tiền tiết kiệm, trung bình ở mức 1,5 triệu đồng/tháng. Đây là khoản tiền mà NLĐ dành dụm để chi tiêu dịp lễ Tết, lúc ốm đau, hoạn nạn, thất nghiệp và tích lũy đầu tư cho việc học hành của con cái. So sánh thu nhập với chi tiêu của NLĐ và gia đình, cho thấy: 17,4% NLĐ cho biết có dư dật và tích luỹ; 43,7% cho biết vừa đủ trang trải cho cuộc sống; 26,5% phải chi tiêu tằn tiện và kham khổ; 12,5% cho biết thu nhập không đủ sống.
M.Q

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Vượt qua cấp trường, cấp cụm trường, 105 giáo viên xuất sắc nhất đã tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi Thành phố cấp trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Góc nhìn từ Sơn Tây

Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa: Góc nhìn từ Sơn Tây

Việc xây dựng danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” sẽ tạo ra những mô hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đa dạng, phong phú, có môi trường làm việc văn hóa, phong cách, tác phong của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nền nếp, khoa học, từ đó tạo nên hình ảnh, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, hiện đại. Xác định điều này, thời gian qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây không ngừng quan tâm, nâng cao chất lượng xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
Hà Đông: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

Hà Đông: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

Cùng với việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của tổ chức Công đoàn; quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho các Công đoàn cơ sở. Qua đó, khẳng định vị thế, vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành cùng với các Công đoàn cơ sở, đoàn viên, người lao động.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 55 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tin khác

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong điều kiện thiên tai

Nối tiếp những thành công và mục tiêu của 4 mùa trước, Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng 2025” sẽ đề cao tính chuyên sâu, để cùng với các cơ quan truyền thông, giúp người dân hiểu sâu hơn cũng như có giải pháp nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh.
Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Có phiền toái khi thuê người thân xây nhà, trông coi công trình?

Tâm lý thuê người trong họ xây dựng, trông coi công trình sẽ yên tâm hơn thuê người ngoài. Bởi đã là người nhà thì trách nhiệm với công trình không khác gì đối với ngôi nhà của chính họ. Thực tế cho thấy, không ít mâu thuẫn tình cảm và pháp lý giữa các bên lại bắt nguồn từ những nhận định đơn giản này.
Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Tháng 4, người lao động có 2 kỳ nghỉ lễ

Trong tháng 4 tới, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày, và lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày liên tục…
Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Thận trọng khi đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc

Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) vừa đưa ra cảnh báo hành vi lừa đảo người lao động đăng ký tuyển chọn đi làm việc nghề hàn, nghề khuôn mẫu tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc).
Công nhân mong mỏi được tăng lương

Công nhân mong mỏi được tăng lương

Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu của công nhân, người lao động (NLĐ) khi đi làm. Đặc biệt, trong điều kiện giá cả tiêu dùng đắt đỏ, chi phí sinh hoạt nhiều, công nhân, người lao động (NLĐ) càng mong mỏi được tăng lương để trang trải cuộc sống và có một chút tích lũy.
Đến 30/6/2025 tỉnh Hoà Bình phấn đấu xoá xong 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Đến 30/6/2025 tỉnh Hoà Bình phấn đấu xoá xong 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hoà Bình, toàn tỉnh có 3.194 nhà tạm, nhà dột nát. Hiện đã xây mới, sửa chữa 2.198 nhà, vẫn còn 996 nhà cần tiếp tục thực hiện xây mới, sửa chữa. Mục tiêu được UBND tỉnh đặt ra, trong tháng 6/2025 hoàn thành xong việc xây dựng, sửa chữa toàn bộ số nhà này.
Số vụ tai nạn lao động vẫn tăng

Số vụ tai nạn lao động vẫn tăng

Báo cáo về tình hình tai nạn lao động năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũ (nay là Bộ Nội vụ) cho thấy, số vụ tai nạn lao động và số người bị nạn đều tăng.
Chỉ huy Công an Hà Nội còn hơn 12 năm công tác xin nghỉ trước tuổi

Chỉ huy Công an Hà Nội còn hơn 12 năm công tác xin nghỉ trước tuổi

Sáng 27/2, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ công bố Quyết định về việc nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với 23 đồng chí lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng, Công an cấp huyện.
Công chức, viên chức, người lao động được nghỉ mấy ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Công chức, viên chức, người lao động được nghỉ mấy ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 (10/3 Âm lịch) rơi vào thứ Hai, ngày 7/4 Dương lịch, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 1 ngày.
Hà Nội: Trên 56.500 người có công được điều dưỡng phục hồi sức khỏe

Hà Nội: Trên 56.500 người có công được điều dưỡng phục hồi sức khỏe

Năm 2024, 5 Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công và các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội thực hiện chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với 56.578 đối tượng.
Xem thêm
Phiên bản di động