Coi chừng rước hại cho sức khỏe
Thực thi Nghị định về kinh doanh rượu: Phải quản lý chặt nguồn cung | |
Chính sách mới có hiệu lực thi hành trong tháng 11/2017 | |
Quy định mới về bán rượu, thuốc lá từ tháng 11 |
Trên thực tế, pha rượu với bia, nước ngọt ngày càng phổ biến. Trào lưu xuất hiện từ những quán bar, club lan rộng đến từng bàn nhậu. Nhiều người tự thực hiện pha chế không theo một tỉ lệ nhất định. Vị cay nồng của rượu hòa cùng độ ngọt, tê tê của gas nước ngọt giúp dân nhậu tăng độ ngon, tăng tửu lượng.
Rượu pha nước ngọt ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe (Ảnh minh họa) |
Bạn Nguyễn Văn Minh (sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội) chia sẻ: “Mỗi lần có liên hoan, để tăng độ vui, bọn mình cũng học cách pha rượu với nước ngọt. Pha như thế rất dễ uống, nhất là với các bạn nữ không biết uống rượu”.
Theo các bác sĩ, việc pha rượu với các loại nước ngọt, đặc biệt, nước ngọt chứa cafein sẽ nguy hiểm hơn việc uống rượu không. Nó ảnh hưởng cả về hệ tiêu hóa, hệ thần kinh. Bác sĩ Nguyễn Thu Hà (bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ: “Khi uống rượu với nước có gas, dịch dạ dày phải tiết nhiều chất nhờn mà không tiết ra a-xít chlorhydric, lâu dài sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày. Hệ thống ruột, tuyến tụy dưới tác động này cũng trở nên xơ hóa, giảm tiết nhiều loại men tiêu hóa nên việc tiêu hóa hấp thu chất bổ dưỡng khó khăn hơn nhiều”.
Chưa kể tới, kết hợp rượu với nước tăng lực, nước ngọt sẽ làm giãn mạch máu ở da nhưng lại gây co mạch ở các phủ tạng sâu khác làm tăng huyết áp. Rượu sẽ thấm vào hồng cầu làm cho hồng cầu trương nở, khiến dòng máu lưu thông chậm đi nên dễ xảy ra thiếu máu cơ tim. Đồng thời, lượng đường trong nước ngọt, nước tăng lực sẽ khiến huyết áp tăng cao.
Hiện nay, ngoài pha nước ngọt, dân nhậu còn bàn tai nhau với các cách pha chế máu động vật. Họ không hiểu rằng, chính những hành động tưởng chừng vô hại này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bản thân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05