Huyện Đông Anh:

Chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh

(LĐTĐ) Là đơn vị có có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn của Thành phố Hà Nội, trong đó chăn nuôi lợn và gia cầm giữ vai trò trọng điểm, nên trong quá trình xây dựng nông thôn mới, huyện Đông Anh luôn chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh. Qua đó, công tác chăn nuôi đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển mô hình chuồng trại, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.
chuyen bien tich cuc trong cong tac phong chong dich benh Chủ động phòng chống dịch bệnh những tháng cuối năm
chuyen bien tich cuc trong cong tac phong chong dich benh Chương Mỹ: Đạt 100% kế hoạch tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc, gia cầm
chuyen bien tich cuc trong cong tac phong chong dich benh Ra quân chỉnh trang các tuyến phố chào mừng 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Đánh giá công tác chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn huyện Đông Anh thời gian qua, theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện, từ đầu quý 2/2019 đến nay, tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi gây thiệt hại lớn cho lĩnh vực chăn nuôi. Bệnh dịch đã xảy ra tại 23/24 xã, thị trấn; 129 thôn, làng, với 1.547/4.333 hộ chăn nuôi, trang trại có lợn bị nhiễm bệnh (chiếm 35,7 % tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi). Tổng số lợn buộc phải tiêu hủy 34.158/79.155 con (chiếm 43,15% tổng đàn), tổng trọng lượng tiêu hủy 2.759 tấn…

chuyen bien tich cuc trong cong tac phong chong dich benh
Công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi luôn được huyện Đông Anh chú trọng triển khai thực hiện

Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, huyện Đông Anh đã quan tâm làm tốt công tác hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh với tổng số kinh phí hàng năm từ 3,5-4 tỷ đồng cho công tác tiêm phòng vắc xin đại trà (Lở mồm long móng cho lợn, trâu bò; dịch tả; tai xanh lợn; cúm gia cầm (H5N1); bệnh dại chó, mèo). Hàng năm các xã, thị trấn tổ chức 6 đơt tổng vệ sinh, phun khử trùng, tiêu độc phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi góp phần quan trọng, kiểm soát, khống chế dịch bệnh trên địa bàn huyện.

Đến nay, huyện đã xây dựng được 11 trang trại chăn nuôi an toàn theo hướng mô hình VietGAP; các sản phẩm của chăn nuôi như: Con giống, thịt, trứng... khi đưa ra thị trường đều được công bố chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; sản phẩm con giống giữ thương hiệu tốt, được tín nhiệm cao và có giá trị thông thương toàn quốc.

Đặc biệt, huyện Đông Anh cũng đã hình thành một số mô hình chăn nuôi tập trung, áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi mang lại giá trị, hiệu quả cao như: Công ty TNHH đầu tư và phát triển Hòa Phát của ông Nguyễn Văn Hiệu (xã Tiên Dương) nuôi gà đẻ trứng, gà thương phẩm với 30.000 con gà các loại doanh thu bình quân 50 tỷ đồng/năm; Trang trại nuôi gà siêu trứng của ông Hoàng Minh Ngọc (xã Liên Hà) nuôi 25.000 gà sinh sản, doanh thu đạt khoảng 80 tỷ đồng/năm.

Chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò) tập trung tại Công ty Đông Thành (xã Xuân Nộn) đã áp dụng khoa học công nghệ, xây dựng mô hình giết mổ tập trung bán công nghiệp theo chuỗi vệ sinh an toàn thực phẩm: Bò được nhập ngoại, chăm sóc nuôi dưỡng theo chương trình giám sát đặc biệt, giết mổ theo dây chuyền và xuất bán trên toàn quốc. Kinh tế trang trại được duy trì phát triển, phần lớn các trang trại được đầu tư có hiệu quả, đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.

Để tiếp tục khuyến khích phát triển các mô hình trong sản xuất nông nghiệp, theo Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện, hiện Đông Anh đang xây dựng các kế hoạch thí điểm một số mô hình trong sản xuất nông nghiệp như: Đề án chuyển đổi cơ cấu giống, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới để thay đổi cơ cấu mùa vụ, tăng vụ, sản xuất trái vụ giai đoạn 2018 - 2020; hỗ trợ, khuyến khích sản xuất lúa/rau/quả theo hướng hữu cơ; hỗ trợ ứng dụng các loại máy móc, trang thiết bị (cơ giới hóa) trong chăn nuôi; thí điểm mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn có kiểm soát tại chợ Trung tâm Đông Anh...

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.

Tin khác

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Xem thêm
Phiên bản di động