Huyện Đông Anh:

Chuyển biến tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh

09:08 | 03/12/2019
(LĐTĐ) Là đơn vị có có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn của Thành phố Hà Nội, trong đó chăn nuôi lợn và gia cầm giữ vai trò trọng điểm, nên trong quá trình xây dựng nông thôn mới, huyện Đông Anh luôn chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh. Qua đó, công tác chăn nuôi đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển mô hình chuồng trại, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.
chuyen bien tich cuc trong cong tac phong chong dich benh Chủ động phòng chống dịch bệnh những tháng cuối năm
chuyen bien tich cuc trong cong tac phong chong dich benh Chương Mỹ: Đạt 100% kế hoạch tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc, gia cầm
chuyen bien tich cuc trong cong tac phong chong dich benh Ra quân chỉnh trang các tuyến phố chào mừng 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Đánh giá công tác chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn huyện Đông Anh thời gian qua, theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện, từ đầu quý 2/2019 đến nay, tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi gây thiệt hại lớn cho lĩnh vực chăn nuôi. Bệnh dịch đã xảy ra tại 23/24 xã, thị trấn; 129 thôn, làng, với 1.547/4.333 hộ chăn nuôi, trang trại có lợn bị nhiễm bệnh (chiếm 35,7 % tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi). Tổng số lợn buộc phải tiêu hủy 34.158/79.155 con (chiếm 43,15% tổng đàn), tổng trọng lượng tiêu hủy 2.759 tấn…

chuyen bien tich cuc trong cong tac phong chong dich benh
Công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi luôn được huyện Đông Anh chú trọng triển khai thực hiện

Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, huyện Đông Anh đã quan tâm làm tốt công tác hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh với tổng số kinh phí hàng năm từ 3,5-4 tỷ đồng cho công tác tiêm phòng vắc xin đại trà (Lở mồm long móng cho lợn, trâu bò; dịch tả; tai xanh lợn; cúm gia cầm (H5N1); bệnh dại chó, mèo). Hàng năm các xã, thị trấn tổ chức 6 đơt tổng vệ sinh, phun khử trùng, tiêu độc phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi góp phần quan trọng, kiểm soát, khống chế dịch bệnh trên địa bàn huyện.

Đến nay, huyện đã xây dựng được 11 trang trại chăn nuôi an toàn theo hướng mô hình VietGAP; các sản phẩm của chăn nuôi như: Con giống, thịt, trứng... khi đưa ra thị trường đều được công bố chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; sản phẩm con giống giữ thương hiệu tốt, được tín nhiệm cao và có giá trị thông thương toàn quốc.

Đặc biệt, huyện Đông Anh cũng đã hình thành một số mô hình chăn nuôi tập trung, áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi mang lại giá trị, hiệu quả cao như: Công ty TNHH đầu tư và phát triển Hòa Phát của ông Nguyễn Văn Hiệu (xã Tiên Dương) nuôi gà đẻ trứng, gà thương phẩm với 30.000 con gà các loại doanh thu bình quân 50 tỷ đồng/năm; Trang trại nuôi gà siêu trứng của ông Hoàng Minh Ngọc (xã Liên Hà) nuôi 25.000 gà sinh sản, doanh thu đạt khoảng 80 tỷ đồng/năm.

Chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò) tập trung tại Công ty Đông Thành (xã Xuân Nộn) đã áp dụng khoa học công nghệ, xây dựng mô hình giết mổ tập trung bán công nghiệp theo chuỗi vệ sinh an toàn thực phẩm: Bò được nhập ngoại, chăm sóc nuôi dưỡng theo chương trình giám sát đặc biệt, giết mổ theo dây chuyền và xuất bán trên toàn quốc. Kinh tế trang trại được duy trì phát triển, phần lớn các trang trại được đầu tư có hiệu quả, đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân.

Để tiếp tục khuyến khích phát triển các mô hình trong sản xuất nông nghiệp, theo Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện, hiện Đông Anh đang xây dựng các kế hoạch thí điểm một số mô hình trong sản xuất nông nghiệp như: Đề án chuyển đổi cơ cấu giống, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới để thay đổi cơ cấu mùa vụ, tăng vụ, sản xuất trái vụ giai đoạn 2018 - 2020; hỗ trợ, khuyến khích sản xuất lúa/rau/quả theo hướng hữu cơ; hỗ trợ ứng dụng các loại máy móc, trang thiết bị (cơ giới hóa) trong chăn nuôi; thí điểm mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn có kiểm soát tại chợ Trung tâm Đông Anh...

Tuấn Minh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này