Chứng nhân trong 12 ngày đêm lịch sử
Những kỷ vật trường tồn với thời gian | |
Tìm lại ký ức | |
Ra mắt tuyển thơ chiến tranh vệ quốc 1941-1945 "Đợi anh về” |
Đặc biệt, tại nơi đây, nhân dân Thủ đô sẽ được chiêm ngưỡng di tích lịch sử độc đáo - hầm chỉ huy tác chiến T1 như chứng nhân lịch sử trong 12 ngày đêm đánh trả B52 của quân dân Thủ đô.
Căn hầm chống được bom nguyên tử
Cùng với cả nước, quân và dân Hà Nội đã anh dũng chiến đấu trong 12 ngày đêm (18/12 – 29/12/1972), làm nên một chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội. Trong đó, hầm chỉ huy tác chiến T1 là nơi tiếp nhận những báo cáo cũng như trực tiếp truyền đi các mệnh lệnh chỉ đạo của Bộ Tổng Tư lệnh đến khắp các chiến trường trên cả nước. Hầm T1 được xây dựng vào cuối năm 1964, đầu năm 1965 do Trung đoàn 259 (Cục Công binh) thiết kế và thi công. Ông Đặng Phan Thái, kiến trúc sư thiết kế hầm T1 cho biết, hầm được thiết kế tuyệt đối bảo đảm an toàn, có thể chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa không đối đất, trụ được qua một vụ tấn công nguyên tử, vũ khí hóa học, vi trùng. Bên trong, khi đã đóng kín hệ thống cửa thì có lỗ thông hơi, gồm: Thông hơi thông thường và thông hơi lọc độc. Trên mặt đất, lối đi vào hầm như một hành lang bình thường của khu nhà trong Hoàng Thành Thăng Long.
Các đại biểu xem trưng bày tại triển lãm. Ảnh P.B |
Hầm được thiết kế chia thành 3 phòng, tổng diện tích 64m2, được đúc bằng bê tông cốt thép nguyên khối. Nóc hầm nhô lên khỏi mặt đất 1,5m và chia thành ba lớp, giữa được đổ cát dày nửa mét. Trong đó, phòng giao ban tác chiến rộng 20m2, là nơi làm việc của trực ban trưởng, có nhiệm vụ tổng hợp tình hình mới nhất của các Bộ, nhận mệnh lệnh và báo cáo tình hình lên cấp trên. Phòng trực ban tác chiến rộng 43m2 là nơi làm việc liên tục 24/24 của kíp trực ban tác chiến do Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm, có nhiệm vụ: Trực tiếp trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người gọi, hỏi; theo dõi tình hình bảo vệ miền Bắc (trên bộ, trên biển, trên không) và chiến sự trên các chiến trường Đông Dương (B-Miền Nam; C-Lào; K-Campuchia). Đối với Thủ đô Hà Nội, kíp trực phải báo động phòng không nhân dân kịp thời, chính xác; thông báo diễn biến chiến sự cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hồ Chủ Tịch và báo cáo nhanh kết quả chiến đấu của quân dân cũng như thiệt hại do địch gây ra ở miền Bắc, ở Hà Nội. Căn phòng cuối cùng trong hầm là phòng đặt trang thiết bị, động cơ rộng 10m2, gần cửa hầm ở hướng Nam. Đây là nơi vận hành các hệ thống thông hơi, lọc độc, làm mát, điện đàm... đảm bảo kỹ thuật cho 28 máy điện thoại trong hầm liên lạc thông suốt và kíp trực ban (khoảng 10 người) sinh hoạt suốt ngày đêm.
Phát ra hồi còi đầu tiên báo động phòng không
Với vai trò là Trung tâm Chỉ huy của Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Tổng Tham mưu, tất cả các sự kiện của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra đều có sự tham gia tích cực của hầm chỉ huy tác chiến. Trong đó điển hình là chỉ huy đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng không quân suốt 12 ngày đêm vào Hà Nội hồi cuối tháng 12 năm 1972, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đặc biệt, trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, hầm T1 là nơi đã phát ra những hồi còi đầu tiên báo động phòng không toàn thành phố Hà Nội.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên Trực ban phó, phụ trách phòng không tại Hầm Sở Chỉ huy tác chiến trong 12 ngày đêm, năm 1972 nhớ lại: “Vào khoảng 19h00, ngày 18/12/1972, khi phát hiện ra máy bay địch, bao gồm cả B-52, đồng chí Trần Độ - Trực ban trưởng báo cáo với lãnh đạo Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội là tình hình địch sắp đánh Hà Nội bằng cả máy bay B52. Tôi khẩn trương ấn cái còi báo động phòng không thì còi điện nằm trên Hội trường Ba Đình rú vang lên báo cho nhân dân biết. Thời điểm đó, cả Hà Nội có 16 cái còi báo động như thế, và có quy định dù có được lệnh của Sở Chỉ huy hay không nhưng khi nghe thấy tiếng còi ở hội trường Ba Đình mà rú lên thì tất cả các còi khác mặc nhiên là phải theo để báo cáo cho kịp. Khi tôi kéo còi xong, một loạt điện thoại ở trong hầm Sở chỉ huy réo lên. Tôi nhấc máy thì ai cũng hỏi là thực hay là tập, tôi chỉ trả lời “mời đồng chí xuống hầm” và bỏ điện thoại xuống để tiếp tục tiếp điện những người khác, không kịp giải thích...”
Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh đã làm việc tại nơi này trên 7.000 ngày đêm với hơn 1.000 cuộc họp quan trọng trong thời gian từ năm 1966-1967, 1969-1970, 1971-1975 nhằm lãnh đạo toàn quân, toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Sau năm 1975, căn hầm này gần như không được sử dụng. Bắt đầu từ tháng 12/2012, nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, di tích Hầm chỉ huy tác chiến T1 đã được khôi phục, trưng bày và mở cửa đón du khách du lịch. Hiện nay, căn hầm là một trong những di tích cách mạng quan trọng cũng như di tích văn hóa của Thủ đô.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40