Kỷ niệm 45 năm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

Những kỷ vật trường tồn với thời gian

Đến bảo tàng Phòng không Không quân vào một ngày mưa phùn tháng 12, chúng tôi không khỏi xúc động với những kỷ vật được trưng bày trong triển lãm “Đánh thắng B.52” đang diễn ra tại đây nhân kỷ niệm 45 năm “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”. Xem lại những kỷ vật, những hình ảnh, tư liệu tại Bảo tàng mới thấy được sự hy sinh to lớn của những người đi trước để làm nên một Hà Nội – thành phố vì hòa bình hôm nay.
nhung ky vat truong ton voi thoi gian Triển lãm sách báo "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
nhung ky vat truong ton voi thoi gian Vì sao gọi là chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không?”
nhung ky vat truong ton voi thoi gian Thủ đô của phẩm giá con người

Hơn 300 tư liệu, hiện vật được giới thiệu tại triển lãm, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu tiên được công bố như bức thư của phi công Nguyễn Xuân Thiều gửi về cho gia đình trước ngày ông hy sinh khi dùng máy bay MIG21 lao thẳng vào máy bay B52 của địch trong trận không chiến 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội. Bức thư có những lời quan tâm, trăn trở và đoán trước được những âm mưu đánh bom của kẻ địch: “Bố mẹ và cả nhà thương yêu, dạo này con bận quá, hầu như ít lúc nào rỗi rãi, có rỗi thì cũng phải ngủ và nghỉ vì khá mệt. Ở nhà, tình hình sức khỏe, sinh hoạt ra sao? Có sơ tán đi đâu không? Con nghĩ ở nhà nên sơ tán bớt lũ trẻ bởi không thể nào lường trước được mức độ ác liệt của những cuộc chiến đấu sắp tới, tụi nó dám dùng B52 để đánh Hà Nội lắm chứ…”. Lá thư vừa được gia đình tặng lại cho bảo tàng Phòng không Không quân.

nhung ky vat truong ton voi thoi giannhung ky vat truong ton voi thoi gian
Kỷ vật, tư liệu được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không Không quân. Ảnh: Bảo Thoa

Hay những hiện vật như một phần của máy bay MiG-21 đã bắn rơi B52 đêm ngày 27/11/1972; bộ quần áo của phi công Phạm Tuân đã mặc khi đối mặt với B52 được trưng bày tại triển lãm. Cùng với đó, một số hình ảnh về ký ức những ngày tháng chống máy bay B52 cũng được sắp xếp, tái hiện sống động. Đại tá Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Bảo tàng Phòng không Không quân cho biết, có nhiều tư liệu và hiện vật mới lần đầu được trưng bày lần này như ra-đa đã phát hiện và thông báo B52 bay vào Hà Nội sớm 35 phút, hay những hình ảnh về trận đánh tiêu biểu, những gương chiến đấu dũng cảm của bộ đội phòng không không quân. Đặc biệt lần này có trưng bày cuốn “sách đỏ” về cách đánh B52.

Theo Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Phiệt – Nguyên Phó Tổng tư lệnh về Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân, người trực tiếp chỉ huy tiểu đoàn chiến đấu bắn rơi nhiều máy bay B52 nhất trong 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội năm 1972, thì đây là quyển sách gồm 35 trang, đóng lại bằng bìa đỏ, cho nên gọi là “sách đỏ”. Quyển sách này giúp cho bộ đội tên lửa cách bố trí đội hình, cách tổ chức đánh B52, chỉ người chỉ huy cấp trung đoàn trở lên mới được giữ vì phải đảm bảo bí mật. Một điểm nhấn tại triển lãm lần này là mô hình sa bàn 3D tái hiện một cách trung thực diễn biến 12 ngày đêm bộ đội phòng không - không quân đã chiến đấu ngoan cường để bảo vệ Hà Nội khi Mỹ mở chiến dịch Linebeker - chiến dịch quan trọng nhất trong việc tìm lối thoát cho cuộc chiến ở Việt Nam.

Xem lại những kỷ vật, những hình ảnh, tư liệu tại Bảo tàng, người ta mới thấy được sự hy sinh to lớn của cha ông đi trước để làm nên một Hà Nội – thành phố vì hòa bình hôm nay. Ông Trần Văn Quân, một cựu chiến binh trong kháng chiến chống Mỹ đến tham quan triển lãm, bày tỏ: “Thật xúc động khi nhìn những kỷ vật này, nhất là những kỷ vật như đồ dùng của các chiến sỹ đã hy sinh để bảo vệ Hà Nội như áo, mũ, những bức thư, nhật ký… Tôi có cảm giác như gặp lại những đồng đội xưa trên chiến trường. Những kỷ vật được trưng bày đã phần nào gợi lại một cách chân thực về sức mạnh của quân, dân Hà Nội với một tinh thần đoàn kết một lòng và ý chí quật cường để chiến thắng những vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại của đế quốc Mỹ”.

Bạn Trần Huyền Anh, sinh viên Đại học Sư phạm đến thăm triển lãm lần này cũng không khỏi xúc động: “Vốn rất yêu thích môn lịch sử cho nên em thường đi xem triển lãm về lịch sử. Em cảm thấy xúc động nhất là lá thư của phi công Nguyễn Xuân Thiều gửi gia đình trước khi hy sinh dũng cảm. Em cũng rất cảm động với kỷ vật lưu giữ mảnh áo bông của liệt sỹ Nguyễn Đức Thuấn hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ sơ tán nhân dân, mảnh áo còn vương lại bên miệng hố bom B52 trút xuống Khâm Thiên đêm 26/12/1972”. Tại đây, cũng trưng bày bảng vàng lập công của nhân dân Miền Bắc và những đơn vị tiêu biểu trong chiến dịch. Nhân dân Thủ đô đã bắn rơi được 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 máy bay chiến lược B52 và 5 máy bay F11, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái Mỹ, bắn cháy 9 tàu chiến.

Thiếu tướng Lâm Quang Đại, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân xúc động chia sẻ trong bài phát biểu khai mạc triển lãm: “Đây là những tài liệu, hiện vật phản ánh sinh động về người chiến sỹ phòng không không quân, về quân và dân thủ đô Hà Nội đã không sợ hy sinh gian khổ, chiến đấu anh dũng kiên cường trên mặt trận đối không, về nghệ thuật tác chiến phòng không, về ý nghĩa của chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” buộc đế quốc Mỹ phải ký kết Hiệp định Pa-ri rút hết quân về nước, tạo tiền đề dành thắng lợi mùa xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.” Thời gian càng lùi xa, nhưng qua những hiện vật, tư liệu được lưu trữ lại cùng dòng chảy lịch sử, người xem có điều kiện nhận thức lại một cách đầy đủ, sâu sắc và toàn diện về tầm vóc to lớn của chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”. Chiến thắng đó mãi mãi là biểu tượng của ý chí kiên cường, bất khuất, bản lĩnh, trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

(LĐTĐ) Có một Hà Nội, “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”; có một Hà Nội quật cường trong chiến đấu - “đất rung ngói tan gạch nát”; có một Hà Nội nơi thiên nhiên ban tặng 4 mùa giao hòa cỏ cây, hoa lá. Và cũng có một Hà Nội nồng nàn thu, nồng nàn hoa sữa; là những tiếng gió rít trong những đêm lạnh khôn tả mùa đông; là những tiếng rao đêm… Chỉ ngần ấy cũng đủ làm cho trái tim các nhà thơ, nhà văn “thức giấc”. Những ngôn từ về Hà Nội cứ thế chảy ra trên từng trang viết và từng phím dương cầm…
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày tháng 10 là khoảnh khắc mà đất trời như hòa quyện trong một bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái. Mùa thu đã về từ lâu, nhưng tháng 10 luôn là thời điểm mà những đặc trưng của mùa thu Thủ đô trở nên rõ ràng và sâu sắc nhất. Từ những hàng cây vàng rực lá, đến những con phố cổ kính ngập tràn hương hoa sữa, tất cả đều làm nên một Hà Nội đặc trưng của những ngày thu không thể lẫn vào đâu được.
Trách nhiệm với quê hương, đất nước

Trách nhiệm với quê hương, đất nước

(LĐTĐ) Hà Nội - thành phố ngàn năm văn hiến luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ. Mảnh đất ấy ngày càng trở nên tươi trẻ, năng động và phát triển hơn nhờ sự cống hiến tích cực của biết bao thế hệ trẻ. Với lòng nhiệt huyết cùng ý chí vươn lên, thanh niên Thủ đô đang đóng góp không ngừng nghỉ để xây dựng Việt Nam ngày càng phát triển, đáng sống, thể hiện trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”

Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”

(LĐTĐ) Với những đóng góp, cống hiến to lớn, đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội đã được Ðảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, ngày 8/10, đồng chí đã được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”, đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"; gặp mặt nguyên cán bộ Công an Thành phố thời kỳ kháng chiến chống Pháp và tham gia tiếp quản Thủ đô.
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

(LĐTĐ) Sáng 5/10, tại Hoàng thành Thăng Long, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”.
Xem thêm
Phiên bản di động