Chưa thí điểm bỏ biên chế với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS
Bỏ biên chế giáo viên: Cần tính toán kỹ lưỡng | |
Chắc phải tính đã |
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại buổi họp với các đơn vị liên quan về việc triển khai nhiệm vụ chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho Chương trình giáo dục phổ thông mới diễn ra chiều 6/6.
Trước nhiều luồng dư luận trong những ngày qua về đề xuất thí điểm chuyển dần viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, dù là ý kiến đồng thuận hay trái chiều thì cũng đều là những thông tin quan trọng, bổ ích đối với Bộ trong quá trình cụ thể hóa đề xuất này.
Ảnh minh họa |
Theo Bộ trưởng Nhạ, trong lộ trình tổ chức thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT đã tích cực triển khai nhiều nhiệm vụ, trong đó có đổi mới công tác thi cử, đổi mới chương trình sách giáo khoa. Để thực hiện hiệu quả chương trình mới, cần phải đổi mới đồng bộ các điều kiện bảo đảm chất lượng, trong đó có đội ngũ giáo viên.
Khi nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, ngành giáo dục đã đặt ra vấn đề áp dụng chế độ viên chức đối với giáo viên như hiện nay liệu còn phù hợp không trong bối cảnh nghề giáo có nhiều đặc thù, thu nhập của giáo viên chưa được cải thiện, một bộ phận giáo viên thiếu động lực phấn đấu, tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên đang ngày càng phổ biến... “Chính vì thế, chúng tôi đã đặt ra vấn đề đề xuất thí điểm chuyển dần viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động”, Bộ trưởng Nhạ cho hay.
Bộ trưởng cũng một lần nữa khẳng định, chất lượng đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trên thực tế, bên cạnh nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề thì cũng còn một bộ phận không nhỏ giáo viên hiện nay có tư tưởng dựa vào “biên chế” để yên tâm ổn định lâu dài, thiếu động lực phấn đấu dạy tốt. Có tình trạng giáo viên dù dạy không tốt nhưng vì có “thâm niên” lâu năm nên lương vẫn cao, trong khi đó những người mới ra trường dù dạy tốt lương vẫn thấp. Những bất cập này cần sớm được khắc phục.
“Để xóa bỏ được quan niệm về “biên chế” với sự ổn định lâu dài trong đội ngũ giáo viên không phải là việc có thể làm được ngay. Nhưng tạo ra một lối suy nghĩ khác trong đội ngũ giáo viên - coi năng lực, trình độ là yếu tố quan trọng nhất, tự tin vào năng lực làm việc để khẳng định, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, qua đó được hưởng đãi ngộ xứng đáng là việc cần phải làm”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Sẽ nghiên cứu kỹ trước khi thí điểm
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng, việc thí điểm chuyển dần viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động là vấn đề lớn, có tác động đến hơn một triệu thầy cô giáo. Bộ GD&ĐT ý thức rõ việc này, do vậy sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu kỹ trước khi đề xuất xin chủ trương thí điểm triển khai.
Trước mắt, sẽ nghiên cứu xây dựng đề án đề xuất thí điểm chuyển dần viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động đối với một số trường đại học và một số trường THPT có đủ điều kiện; chưa xem xét thí điểm việc chuyển viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động đối với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và những nơi chưa bảo đảm các điều kiện thí điểm triển khai, nhất là các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu xây dựng đề án đề xuất thí điểm, phải nghiên cứu các giải pháp để giải quyết thỏa đáng các vấn đề mà dư luận băn khoăn như chính sách đặc thù đối với giáo viên đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; chế độ tiền lương, bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp; cơ chế kiểm soát quyền lực của hiệu trưởng...
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh rằng: "Dù chính sách có thế nào thì chúng ta đều hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng, thu nhập và bảo đảm công bằng đối với tất cả các nhà giáo".
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục làm đầu mối tổ chức khảo sát, nghiên cứu kỹ để xây dựng đề án đề xuất thí điểm chuyển dần viên chức giáo viên sang hợp đồng lao động. Sau khi hoàn thành đề án, kịp thời thông tin trên các phương tiện truyền thông để giáo viên và các tầng lớp nhân dân được biết.
Theo BP/ baochinhphu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02