Chữa đau cột sống thắt lưng bằng kỹ thuật phong bế rễ thần kinh
Giới văn phòng không nên chủ quan khi bị đau vai gáy | |
Bài thuốc trị đau cột sống |
Bệnh nhân may mắn trong trường hợp trên tên Lê Văn Ph. 66 tuổi, đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang khám trong tình trạng đau lưng cấp tính, đau nhiều nằm bẹp một chỗ, không đi lại được, đau rất nhiều ở vùng cột sống thắt lưng lan xuống chân và đùi phải do bị tai nạn.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đang thực hiện kỹ thuật tiêm phong bế rễ thần kinh cho bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, cho bệnh nhân chụp XQ, cộng hưởng từ và các chỉ định cận lâm sàng cần thiết. Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, bệnh nhân bị xẹp thân đốt sống L4 kèm trượt thân đốt sống L4 ra trước so với L5, thoát vị đĩa đệm L4/5 chèn ép vào rễ thần kinh L5 bên phải gây đau lan xuống chân phải. Ngoài ra bệnh nhân còn có tiền sử bệnh mạn tính tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận. Ngay sau đó, bệnh nhân đã nhập viện điều trị.
Chia sẻ về ca bệnh này, bác sĩ Trần Trung Kiên – Khoa Ngoại chấn thương, chỉnh hình cho biết: Về mặt xử trí không thể tính chuyện can thiệp phẫu thuật cho bệnh nhân được vì quá nguy hiểm cho một cuộc mổ lớn, bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm khuẩn và có thể ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân.
“Chúng tôi quyết định không tiến hành phẫu thuật để giải phóng chèn ép, cố định xương, nắn chỉnh chỗ trượt mà là bơm xi măng để hàn đốt sống gẫy lại. Sau khi tiến hành đổ xi măng thân đốt sống L4 điều trị xẹp thân đốt sống bệnh nhân đỡ đau nhiều vùng lưng, mặc dù đã ngồi được nhưng vẫn còn đau lan xuống chân nhiều. Sau đó, chúng tôi đã đưa ra hội chẩn giữa các chuyên khoa và quyết định tiêm phong bế rễ thần kinh"- bác sĩ Kiên nói
Tiếp sau đó, bác sĩ Ngô Vĩnh Hoài, Khoa Chẩn đoán hình ảnh tiến hành phong bế rễ thần kinh cho bệnh nhân đau cột sống thắt lưng. Ngày 26/3, bệnh nhân được tiêm phong bế rễ thần kinh, sau tiêm bệnh nhân đỡ đau, có thể vận động nhẹ nhàng và được ra viện vào buổi chiều cùng ngày.
Theo bác sĩ Hoài, phương pháp phong bế rễ thần kinh chọn lọc được thực hiện bằng cách sử dụng một kim kích thước nhỏ để tiếp cận rễ thần kinh bị tổn thương dưới sự hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, cắt lớp vi tính, máy Xquang tăng sáng hoặc máy chụp mạch số hóa xóa nền với độ chính xác cao nhất. Sau khi đảm bảo kim vào đúng vị trí cạnh rễ thần kinh, hỗn hợp thuốc bao gồm thuốc gây tê giảm đau và thuốc chống viêm sẽ được tiêm vào cạnh rễ thần kinh.
"Trong các trường hợp đau do thoái hóa – thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh gây ra, thường tác dụng giảm đau sẽ xuất hiện ngay sau khi tiêm nếu tiêm đúng vị trí. Tỷ lệ thành công và khoảng thời gian có tác dụng của phương pháp khác nhau với các bệnh nhân khác nhau. Trong một số nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã cho thấy khoảng thời gian tác dụng trung bình của mỗi lần tiêm có thể kéo dài khoảng từ 3 – 6 tháng", bác sĩ Hoài thông tin.
Đau vùng thắt lưng là một vấn đề sức khỏe lớn có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh trong các nghiên cứu cộng đồng là 12 – 35% trong đó có khoảng 10% có thể tiến triển ảnh hưởng mạn tính gây liệt. Tuy nhiên đây là tình trạng gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, phương pháp điều trị cũng khác nhau đối với từng bệnh lý. Vì vậy việc chẩn đoán được nguyên nhân gây nên triệu chứng đau vùng thắt lưng có vai trò quan trọng trong việc điều trị. Trong các nguyên nhân đau vùng thắt lưng, nguyên nhân do thoái hóa và thoát vị các đĩa đệm cột sống chèn ép vào rễ thần kinh gây ra dấu hiệu đau vùng thắt lưng lan xuống chân. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38