Chợ truyền thống và nỗi lo nâng cấp: Tất cả cùng vào cuộc
Hẩm hiu những đứa “con lai” | |
Trung tâm thương mại đìu hiu và nỗi buồn mất chợ truyền thống |
“Ế” vì quá hiện đại?
Đã từng có nhiều ý kiến cho rằng, không nên cải tạo chợ truyền thống thành nơi có quá nhiều tiện ích hiện đại. Như vậy sẽ không còn gọi là chợ truyền thống nữa. Trao đổi, về nguyên nhân cốt yếu khiến các khu chợ kiểu mới của Hà Nội hiện rơi vào tình trạng vắng khách, nhiều chuyên gia đều cho rằng, chính các chủ đầu tư đã vô tình triệt tiêu đi cái chung vốn có của một khu chợ truyền thống. Dù phải cải cạo nâng cấp nhưng vẫn cần ưu tiên giữ lấy bản chất của chợ truyền thống, là nơi mà cả người mua lẫn người bán đến trao đổi hàng hóa, dịch vụ, vì vậy nếu xây dựng để thành siêu thị thì không còn là chợ truyền thống nữa. Đặc biệt không nên tích hợp quá nhiều chức năng trong một tòa nhà như hiện nay khi có cả căn hộ, siêu thị, văn phòng… trong khi phần chợ cũ bị “nhét” chung vào tầng hầm vừa bí bách vừa khó tìm.
Chợ Hôm – Đức Viên vẫn luôn đông đúc dù đã được cải tạo, xây dựng lại. |
Theo tìm hiểu của PV, hầu hết khách hàng khi được hỏi đều phản ánh rằng, rất ngại vào mấy khu chợ kiểu này, vừa bất tiện, vừa đơn điệu về hàng hóa, giá cả lại có phần đắt hơn bên ngoài. Do vậy, lựa chọn của phần lớn người dân xung quanh các khu chợ kiểu mới này vẫn là “tiện đâu mua đấy” và các khu chợ cóc là địa điểm được họ tìm đến nhiều hơn cả. Về chủ trương cải tạo chợ truyền thống, chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Thắng cho rằng, văn hóa chợ truyền thống hoàn toàn khác TTTM, chưa kể giá cả ở TTTM đắt hơn, còn hàng hóa ở chợ tươi sống hơn, mua bán thuận tiện hơn. Nếu kết hợp chợ TTTM thì phải bố trí chợ thuận tiện, giá thuê mặt bằng phải thấp hơn thì tiểu thương mới tồn tại được. Nhưng khi xây mới, giá thuê quầy bị đẩy lên quá cao. Đây chính là lý do vì sao tiểu thương phải bỏ chợ và cũng là vấn đề phải cân nhắc.
Cần mô hình và cơ chế hợp lý
Trao đổi với PV, bên lề cuộc họp HĐND thành phố khóa 14, ông Nguyễn Xuân Diên, Phó chánh VP HĐND TP Hà Nội cho rằng, việc quy hoạch xây dựng lại các khu chợ truyền thống là việc cần phải làm, nhưng phải làm sao cho người dân đồng tình, không bị thiệt. Để có được mô hình chợ phù hợp với sự phát triển, cơ quan chức năng cần phải đưa ra một mô hình chợ có thể đáp ứng với nhu cầu hiện đại, nhưng cũng cần phải đáp ứng cả về nhu cầu dân sinh. |
Trao đổi với PV, bên lề cuộc họp HĐND thành phố khóa 14, ông Nguyễn Văn Nam, Thành ủy viên, Ủy viên Thường trực kiêm Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách, HĐND thành phố Hà Nội, cho rằng, việc quy hoạch xây dựng lại các khu chợ truyền thống là việc cần phải làm, nhưng phải làm sao cho người dân đồng tình, không bị thiệt. Để có được mô hình chợ phù hợp với sự phát triển, cơ quan chức năng cần phải đưa ra một mô hình chợ có thể đáp ứng với nhu cầu hiện đại, nhưng cũng cần phải đáp ứng cả về nhu cầu dân sinh. Chợ phải bình dân, thuận lợi để mọi tầng lớp có thể vào mua bán. Thực tế, chúng ta cũng đã xây dựng được một số mô hình chợ kiểu mới vẫn đang hoạt động khá hiệu quả mà điển hình là chợ Hôm – Đức Viên, chợ Đồng Xuân… Rõ ràng, sau khi quy hoạch và xây dựng các khu chợ này quy củ hơn, đảm bảo tốt hơn các yếu tố an toàn, PCCN, vệ sinh, trật tự…
Đối với các TTTM đã được đưa vào sử dụng nhưng chưa có hiệu quả, các cấp các ngành cũng cần rà soát tìm biện pháp, xây dựng cơ chế tháo gỡ khó khăn, đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân đang kinh doanh tại đây, dần dà mang khách hàng quay trở lại. Được biết, mới đây, để khai thác thế mạnh của phố cổ Hà Nội, ngành du lịch và chính quyền quận Hoàn Kiếm đã xây dựng nhiều giải pháp quan trọng, trong đó có việc đưa những điểm tham quan, mua sắm như Hàng Da Galleria, chợ Đồng Xuân,…vào hành trình tour. Việc làm này, vừa tháo gỡ khó khăn cho TTTM Hàng Da, cũng vừa khiến các tour du lịch trở nên phong phú, hấp dẫn đối với du khách, vừa tăng doanh thu cho các doanh nghiêp lữ hành, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa và tạo ra những tác động tích cực với đời sống xã hội trong khu vực. Dù mới chỉ là kế hoạch, chưa được kiểm chứng, chưa rõ hiệu quả, nhưng rõ ràng đây là một cách nghĩ mới, đột phá đáng được nghiên cứu và trân trọng.
Việc cải tạo, xây dựng chợ theo đề án phát triển là cần thiết, nhưng nếu trong quá trình triển khai, những điểm không hiệu quả sẽ cần phải rút kinh nghiệm để khi cải tạo, xây dựng các chợ còn lại hợp lí hơn. Nếu không đánh giá, rút kinh nghiệm đầy đủ thì các chợ truyền thống còn lại sau này sẽ lại rơi vào cảnh chợ đìu hiu như hiện nay.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01