Cho trẻ sơ sinh nằm điều hoà, mẹ cần "thuộc lòng" những quy tắc gì?
Nga tìm ra phương pháp mới chẩn đoán bệnh ở trẻ sinh non | |
Tại sao người mẹ không nên vừa cho con bú vừa xem TV? | |
Anh có thể áp dụng việc tạo ra trẻ sơ sinh từ một cha và hai mẹ |
1. Nhiệt độ điều hoà nên để từ 26 đến 28 độ
Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, không có cơ chế điều tiết thân nhiệt tốt như người lớn. Điều này làm cho bé dễ mắc bệnh rôm sảy, mất nước hoặc say nắng khi phải ở trong môi trường có nhiệt độ cao, nóng bức.
Nhiệt độ hợp lý nhất cho trẻ nên duy trì ở mức 23 - 27 độ C. Phòng có nhiệt độ thích hợp và thoáng khí giúp bé ngủ ngon và làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ nhũ nhi SIDS (hiện tượng trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân).
Mặt khác, một căn phòng quá lạnh có thể giảm nghiêm trọng nhiệt độ cơ thể của bé và làm cóng bé.
2. Không để điều hoà quá 2-3 tiếng
Thời gian tối đa bạn dùng điều hòa cho trẻ không nên quá 2 tiếng mỗi lần. Tức là khoảng 2 tiếng, bạn nên cho trẻ ra ngoài nhiệt độ bình thường khoảng 10 – 15 phút. Mỗi khi ra ngoài, bạn nên mở rộng cửa, đứng lại khoảng hai ba phút để thích ứng với môi trường xung quanh.
3. Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột
Khi bé ở ngoài nắng về, ra nhiều mồ hôi, tránh cho trẻ vào ngay phòng dùng điều hòa quá lạnh. Mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi một lát ở phòng không bật điều hòa rồi mới để bé vào phòng bật điều hòa. Nếu bé muốn ra ngoài, mẹ lại mở cửa phòng, cho bé đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh. Nên hạn chế việc cho bé ra vào phòng máy lạnh thường xuyên để tránh hiện tượng thay đổi đột ngột với những ngày trời quá nắng nóng.
4. Nên vệ sinh điều hoà định kỳ
Cha mẹ cần vệ sinh điều hoà nhiệt độ định kỳ 6 tháng/lần để tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh trong máy. Nếu không, điều hoà sẽ là nguồn gây bệnh cho bé. Phòng bật điều hoà cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ, khi không bật điều hoà, cần mở cửa phòng cho thoáng khí.
5. Đảm bảo độ ẩm trong phòng điều hoà
Các mẹ có thể sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm trong phòng điều hoà, hoặc có thể đặt một chậu nước trong phòng sẽ giúp duy trì độ ẩm hợp lý trong phòng và sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.
6. Nên nhỏ mũi thường xuyên cho con
Ngoài việc để ý về cách sử dụng điều hoà, mẹ cũng cần lưu ý sức khoẻ cho bé. Nằm điều hoà tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng rất dễ gây khô da, khô mũi. Mẹ cần lưu ý thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho bé, đồng thời cho con uống nhiều nước, với trẻ bú mẹ thì bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể.
Khi trẻ ngủ, mẹ cũng lưu ý đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Với trẻ ngủ qua đêm trong phòng điều hoà hay đạp chăn, mẹ có thể tham khảo các phương pháp này để giữ ấm cho con khi trẻ hay đạp chăn lúc ngủ.
7. Không để gió điều hoà thốc thẳng vào chỗ bé nằm
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Ví trí đặt điều hòa nên ở trên cao. Cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm, cũng không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay, tuyệt đối không để ở chế độ chạy thẳng một góc.
Khánh Ly (Tổng hợp)
Nguồn ảnh minh hoạ: Internet
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38