Anh có thể áp dụng việc tạo ra trẻ sơ sinh từ một cha và hai mẹ
![]() | Những điều kỳ diệu về chuyển phôi đông lạnh trong thụ ống nghiệm |
![]() | Niềm vui của nữ bác sĩ sau 13 năm chữa hiếm muộn |
Một nhóm chuyên gia độc lập đánh giá tính an toàn của liệu pháp gen ty thể cho rằng phương pháp TPIVF cần được thực hiện thận trọng để ngăn ngừa các bệnh về gen nào đó có thể ảnh hưởng tới các thế hệ tương lai.
![]() |
(Nguồn: Science Photo Library) |
Việc tiến hành phương pháp TPIVF dựa trên cơ sở phôi tiếp nhận ADN "nhân" thông thường của cặp cha mẹ, cũng như tiếp nhận một phần nhỏ ADN ty thể (mADN) khỏe mạnh do một phụ nữ hiến tặng, qua đó cho phép những phụ nữ gặp các vấn đề bất thường gây bệnh trong gen ty thể của họ vẫn có thể sinh con mang gen di truyền nhưng không mắc bệnh ty thể.
Trước các ý kiến phản đối, lo ngại vấn đề về đạo đức do cho rằng TPIVF có thể là bước khởi đầu cho công nghệ chế tạo gen người và có thể dẫn đến cho ra đời những đứa trẻ với những đặc tính mong muốn nào đó, nhóm các chuyên gia nhấn mạnh phương pháp này sẽ chỉ được phép áp dụng trong từng trường hợp cụ thể, như trường hợp bị bệnh di truyền có nguy cơ gây tử vong hoặc bệnh nguy hiểm hoặc trường hợp không có sự thay thế phù hợp nào.
Tuyên bố trên của các nhà khoa học Anh đã được các tổ chức y tế từ thiện hoan nghênh mạnh mẽ.
Đặc biệt, người đứng đầu tổ chức từ thiện "Muscular Dystrophy" (Loạn dưỡng cơ) của Anh, ông Robert Meadowcroft, cho rằng đây là "bước tiến đáng kể", góp phần cho khoảng 2.500 phụ nữ tại Anh bị ảnh hưởng bởi bệnh ty thể có thể có con.
Trong khi đó, giảng viên thuộc Khoa Y-Dược tại Đại học Lancaster của Anh cho rằng TPIVF "vẫn chưa thực sự hoàn hảo" bởi ông dự đoán trung bình cứ khoảng 30 ca được tiếp nhận phương pháp điều trị này vẫn có thể có một trường hợp sinh con mắc bệnh di truyền.
Hồi tháng Hai năm nay, các nghị sỹ Anh đã bỏ phiếu ủng hộ việc tạo ra trẻ sơ sinh theo phương pháp TPIVF với ADN từ người thứ 3.
Dự kiến, người phụ nữ đầu tiên có thể được tiếp nhận phương pháp TPIVF sớm nhất là vào tháng 3 hoặc tháng 4/2017 và trung tâm nghiên cứu ở thành phố Newcastle, miền Đông Bắc nước Anh, sẽ là nơi tiên phong áp dụng phương pháp này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Bị Everton níu chân, Arsenal gần như đầu hàng trong cuộc đua vô địch

Real Madrid gục ngã trước Valencia ngay tại Bernabeu: Cú sốc lớn cho cuộc đua vô địch La Liga

Barcelona bất lực trước Real Betis - Cơ hội bứt phá La Liga tan biến trong tiếc nuối

Giá xăng dầu hôm nay (6/4): Dầu thế giới ghi nhận tuần lao dốc mạnh

Nhận định trận đấu Atalanta vs Lazio: Cuộc chiến sống còn vì tấm vé Champions League

Khởi tố, bắt tạm giam người mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Tottenham vs Southampton, 20h00 ngày 6/4: Hy vọng mong manh của đội khách
Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37