Cháy nổ không còn là “cảnh báo” kỳ 2: Đâu là nguyên nhân?

Chưa đầy 1 tháng trở lại đây, tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đã liên tục xảy ra các vụ cháy mà nguyên nhân chủ yếu là do chủ quan trong việc phòng cháy chữa cháy (PCCC). Không chỉ có các cơ quan, xí nghiệp, nhà xưởng mới dễ bốc cháy mà chính mỗi ngôi nhà chúng ta đang sinh sống cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. 
ky 2 dau la nguyen nhan Bật cười bức thư của anh lính cứu hỏa hướng dẫn cách thoát hiểm
ky 2 dau la nguyen nhan Làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy

Theo Cảnh sát PCCC TP Hà Nội, có rất nhiều nguyên nhân gây cháy nổ, trong đó có thể khẳng định nguyên nhân gây ra cháy nổ đầu tiên là do ý thức con người. Thực tế cho thấy rất nhiều cơ quan, công xưởng, nhà máy, trung tâm thương mại, khu chung cư… đầu tư các trang thiết bị chữa cháy chỉ là để đối phó với các đoàn kiểm tra hơn là để PCCC theo đúng nghĩa.

ky 2 dau la nguyen nhan
Các làng nghề, nhà xưởng, kho bãi… tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ.

Theo tìm hiểu, trên địa bàn cả nước hiện có hàng nghìn khu nhà xưởng, kho bãi đang hoạt động nằm xen kẹt trong các khu dân cư. Đáng nói, không ít nhà xưởng trong số này không đạt yêu cầu về PCCC. Việc bố trí sắp xếp vật tư hàng hóa không đúng khoa học, lối thoát hiểm tuy có nhưng thường xuyên bị chặn lại mà không rõ lý do. Xưởng sản xuất được tận dụng làm cả kho hàng hóa để tiết kiệm chi phí.

Hệ thống cảnh báo cháy không có, hoặc có nhưng không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên nên không bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật, đến khi xảy ra cháy nổ thì hệ thống này không hoạt động. Do đó, nguy cơ hỏa hoạn gây thiệt hại nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng, Bộ Công an đề xuất giải pháp khắc phục các tồn tại, vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng đối với nhà CC cao tầng trên địa bàn TP. Theo đó, hiện TP có 1.075 nhà, công trình cao tầng.

Trong đó 17 chung cư cao tầng đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng nhưng vẫn còn tồn tại vi phạm quy định về PCCC, không có khả năng khắc phục theo yêu cầu theo tiêu chuẩn hiện hành như công trình chỉ có 1 thang bộ hở trong nhà, công trình không có khả năng thi công hệ thống tăng áp cho buồng thang bộ, công trình không thể thi công hệ thống hút khói hành lang, công trình nằm trong ngõ nhỏ, xe chữa cháy không thể tiếp cận…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên cũng được nêu rõ là do trước năm 2011, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về PCCC của chủ đầu tư còn yếu kém. Đồng thời, việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác thẩm định, cấp phép xây dựng với thẩm duyệt thiết kế PCCC còn hạn chế.

Đáng nói, tại một số quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội tập trung nhiều nhà xưởng, nhà kho như Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoài Đức… công tác PCCC chưa đạt yêu cầu. Ghi nhận thực tế của PV, trên đường Đê La Thành, có hàng chục xưởng sản xuất sản xuất khung nhôm kính, xưởng mộc, xưởng hàn xì… nằm san sát nhau với mặt độ dày đặc, xen kẽ với nhà dân tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao.

Trao đổi về vấn đề liên quan, một lãnh đạo thuộc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội cho biết, hiện nhiều khu dân cư quy hoạch thiếu khoa học, đường vào ngõ thường nhỏ, chỉ đủ cho một xe ô tô loại 4 chỗ đi vào. Vì đường hẹp nên không đảm bảo cho việc tiếp cận hiện trường bằng xe chữa cháy chuyên dụng. Do đó rất khó khăn trong việc triển khai lực lượng, phương tiện khi có cháy nổ xảy ra.

Tại nhà dân, các căn nhà thường chỉ có 1 lối thoát nạn qua cửa chính và không có lối thoát nạn dự phòng. Khi thiết kế lại không có giải pháp thiết kế chống cháy, khu vực ban công thường được gia cố thêm lồng sắt để chống trộm. Trong khi đó, hầu hết các căn nhà không được trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình cứu hỏa, chăn chiên chữa cháy, dụng cụ phá dỡ cửa để thoát nạn khi có cháy nổ, hoặc đơn giản hơn là không có hệ thống cảnh báo cháy.

Khách quan nhìn nhận, những năm gần đây, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, ý thức PCCC nói chung và ý thức an toàn PCCC trong sử dụng điện nói riêng của đa số người dân còn lơ là, mất cảnh giác. Vì vậy các vụ cháy, nổ nguyên nhân do điện ngày càng gia tăng.

Qua phân tích nguyên nhân các vụ cháy xảy ra khi sử dụng các thiết bị điện có thể thấy nguyên nhân chập cháy về điện phổ biến là do đấu nối dây dẫn điện tùy tiện; tự ý câu, móc thêm các thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế ban đầu như điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, bếp điện; đường dây dẫn điện, thiết bị điện lâu năm đã bị lão hóa không kiểm tra, thay thế kịp thời…

Từ đốm cháy nhỏ, nếu không được phát hiện sẽ lan vào các vật dụng dễ cháy trong nhà rồi bùng phát. Tâm lý chủ quan của người dân khi ra khỏi nhà không rút phích cắm, không tắt tivi, quạt, ấm đun nước… cũng góp phần không nhỏ làm tăng hậu quả cháy nổ khi có xảy ra chập mạch.

Theo Đại tá Nguyễn Trường Sơn (Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 2 (Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội), chỉ riêng trong quý I năm 2018 (từ 16/11/2017 đến 15/2/2018), trên địa bàn thuộc phòng quản lý đã xảy ra 59 vụ cháy. Trong đó có 32 vụ được xác định nguyên nhân là do sự cố điện và thiết bị điện.

Việc thờ cúng tổ tiên là hoạt động tâm linh tất yếu của mọi nhà. Tuy nhiên, việc thắp hương, đốt vàng mã nếu không chú ý sẽ dễ xảy ra cháy gây thiệt hại khó lường. Nguyên nhân chủ yếu gây ra những vụ cháy này đều do sự vô ý, thiếu hiểu biết của người dân như thắp hương, đốt vàng mã mà không có người trông coi; đốt vàng mã gần các vật dễ cháy; để vàng mã cháy tự do làm tàn lửa bay tứ tung, bám vào vật liệu dễ bắt lửa gây cháy lan, cháy lớn… Trên thực tế, đã có rất nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra do vàng mã khi đốt rất dễ bắt lửa và cháy lan sang những đồ vật khác.

Hiện nay, đa số các hộ dân đều sử dụng bếp gas để đun nấu. Một số nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ khi sử dụng gas là không khóa van bình gas khi nấu xong, tắt bếp gas không đúng quy trình, sử dụng các chai chứa gas và các phụ kiện không đảm bảo chất lượng làm gas xì ra khỏi bình.

Bên cạnh đó; tuy đại lý gas, người bán xăng lẻ, các gia đình có tích trữ chất dễ gây cháy trong nhà nhưng đa số lại không có các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC. Khi trong không khí luôn có sẵn các hợp chất dễ cháy nếu gần đó có người hút thuốc hoặc đun nấu bằng lửa là có thể gây cháy nổ tức thì, gây ra những hậu quả khôn lường.

Phạm Thảo (Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động