Cậu bé 10 tuổi đứt động mạch cánh tay vì va vào cửa kính trường học
Xuyên đêm cấp cứu bệnh nhân bị đinh vít sắt đâm xuyên mặt | |
Hải Dương: Sản phụ tử vong sau 3 tiếng nhập viện chờ sinh | |
18 y bác sĩ hy vọng không bị nhiễm HIV | |
Cứu sống nạn nhân bị tai nạn lao động nặng |
Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, bệnh nhân được chuyển đến viện chiều 7/10 trong tình trạng tỉnh táo, da xanh, niêm mạc nhợt, mạch quay tay trái không bắt được. Vết thương ở tay trái đã được băng ép, cầm máu.
Nguyên nhân mất máu do mảnh kính sắc lẹm đã cứa đứt rời động mạch cánh tay trái. May mắn bệnh nhân này đã được sơ cứu cầm máu tại y tế cơ sở.
Qua thăm khám, các bác sĩ đã xác định bệnh nhân có vết thương mạch máu cánh tay trái và tiến hành mổ cấp cứu ngay để xử trí thương tích. Ca mổ do bác sĩ hai khoa Phẫu thuật mạch máu và Phẫu thuật tạo hình cùng tiến hành.
Các bác sĩ đã phát hiện các tổn thương nguy hiểm do kính sắc gây ra, bệnh nhi bị đứt rời động mạch cánh tay, đứt rời dây thần kinh giữa, gân cơ nhị đầu, thấu khớp khửu (bên trái). Kíp phẫu thuật đã tiến hành nối động mạch, thần kinh dưới kính vi phẫu, nối gân cơ, khâu bao khớp. Sau mổ, bệnh nhân ổn định, tay hồng ấm, mạch quay bắt rõ.
Việc sơ cứu với các vết thương gây mất nhiều máu trước khi chuyển bệnh nhân đến viện vô cùng quan trọng, quyết định sự sống của nguời bệnh. |
Trước đó tại Hà Nội, chỉ trong ba ngày từ 23/9 đến 25/9 đã có hai người chết vì mất máu trầm trọng do tai nạn tương tự, liên quan đến xe chở tấm tôn cồng kềnh trên đường phố. Trong đó có trường hợp cháu bé 8 tuổi đi xe đạp va vào xe chở tôn, tấm tôn mỏng, sắc đã cứa đứt động mạnh cảnh cổ khiến nạn nhân mất máu nhanh chóng, khi đưa vào bệnh viện đã không thể cứu sống vì sốc mất máu.
TS Dương Đức Hùng, BV Bạch Mai cho biết, các tai nạn do vật sắc nhọn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, từ mảnh tôn, kính cửa vỡ. Do tính chất sắc nhọn nên gây vết thương sâu, cắt đứt mạch máu của động mạch rất nhanh sẽ gây mất máu cho người bệnh.
Trung bình cơ thể người lớn có khoảng 4-5 lít máu. Mỗi một nhịp tim máu sẽ được đẩy đi khoảng 50-60ml, do đó nếu bị tổn thương về mạch máu (đặc biệt ở động mạch cảnh 2 bên cổ) mà không được sơ cứu kịp thời, thì chưa đến 2 phút sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Để đưa bệnh nhân đến viện trong thời gian ngắn ngủi đó là không tưởng. Vì vậy, những người có mặt tại hiện trường tai nạn cần làm mọi cách để cầm máu cho bệnh nhân càng nhanh càng tốt trước khi đưa đi cấp cứu. Việc sơ cứu cầm máu này có ý nghĩa quyết định sự sống - chết của bệnh nhân. "Đừng vì suy nghĩ, có 10 phút đến viện mà ôm người bị nạn lên xe chở đi luôn, mà hãy bình tĩnh sơ cứu. Khi đã cầm được máu, vết thương chảy máu chậm hơn, người bệnh sẽ có cơ hội sống nhiều hơn", TS Hùng nói.
Khi gặp phải nạn nhân có tổn thương, vết cắt vào mạch máu, người dân có thể dùng bất cứ mảnh vải nào (có thể dùng áo, khăn, hoặc một sấp giấy) để áp chặt vào vết thương, buộc chặt phía trên vết thương và quan sát xem máu có chảy hay không. Nếu máu vẫn chảy có nghĩa là sự sơ cứu chưa thành công.
Riêng hai mạch cảnh ở cổ thì việc băng gạc phải rất cẩn thận vì có thể làm bệnh nhân ngạt thở trước khi sốc mất máu. Khi đó, người dân nên đặt 1 que ở phía đối diện vết thương và băng chặt, điều này có thể tạo khe hở để bệnh nhân không ngạt thở. Cũng có thể dùng ngay bàn tay của bệnh nhân đặt trên vết thương và băng. Sau đó cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu lại đúng cách, không nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế quá xa, gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38