Cảnh sát giao thông hóa trang được quyền dừng xe vi phạm?
Huế: CSGT bắt gọn 2 thanh niên cướp tiền của người khuyết tật | |
CSGT được làm những gì khi tuần tra? |
Mới đây, CSGT Công an TP Vinh (Nghệ An) đã lập nhiều tổ công tác mặc thường phục để tuần tra, xử lý người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện. Việc này có đúng luật và câu hỏi đặt ra là CSGT hóa trang có được quyền xử lý, dừng xe vi phạm không?
Ảnh minh họa |
PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) về việc trên.
- Thưa luật sư, có Quy định nào cho phép CSGT mặc thường phục đi xử lý vi phạm không? Trong trường hợp nào CSGT mới được mặc thường phục đi xử lý vi phạm. Nếu mặc thường phục xử lý vi phạm thì cần những yêu cầu gì?
Căn cứ Thông tư 01/2016 của Bộ Công an ngày 04/01/2016 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông của CSGT đã quy định lực lượng CSGT được phép mặc thường phục kết hợp với lực lượng công khai để tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, khi tuần tra kiểm soát kết hợp hóa trang thì lực lượng CSGT phải tuân thủ điều kiện: Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phê duyệt.
Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, phương thức liên lạc, thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;
Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ để hóa trang (mặc thường phục) thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.
Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật; Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật;
Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang để sách nhiễu, gây phiền -
Trường hợp CSGT mặc thường phục có được truy đuổi người vi phạm không?
Theo Điều 87, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ: CSGT đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Đồng thời Chính phủ có quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Theo quy định hiện nay, thì các lực lượng có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm không được tùy tiện dừng phương tiện mà chỉ được dừng để kiểm tra, kiểm soát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm.
Luật xử lý vi phạm hành chính 2013 cũng đã quy định “Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh” (điểm a khoản 1 điều 3). Về nguyên tắc, việc truy đuổi người vi phạm giao thông bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe của CSGT không có quy định nào cấm.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Luật sư, xét cho cùng người vi phạm luật giao thông chỉ là lỗi hành chính, không phải là tội phạm nên việc truy đuổi cũng nên cân nhắc lợi, hại khi thực hiện việc truy đuổi (lỗi vi phạm nhỏ, người vi phạm bỏ chạy trong lúc giờ cao điểm, đường đông đúc nếu truy đuổi có thể gây nguy hiểm cho người khác...).
Mặt khác, CSGT dùng xe mô tô truy đuổi người vi phạm cũng điều khiển xe mô tô bỏ chạy là những nguồn nguy hiểm cao độ rất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của bản thân người trong cuộc và những người tham gia giao thông đi trên đường.
Pháp luật đã nghiêm cấm hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe người khác, trừ những trường hợp phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, lực lượng CSGT còn nhiều biện pháp khác có thể thực hiện để xử lý người vi phạm bỏ chạy như ghi lại biển số phương tiện hoặc dùng điện thoại chụp hình, quay phim hành vi vi phạm để sau đó truy xét, xử lý.
- CSGT mặc thường phục thì khó khiến dân phục, dễ có khả năng xảy ra mãi lộ, lạm quyền mà dân không dám sát được. Theo luật sư, thì có cần những quy định cụ thể về việc này để đảm bảo họ tuân thủ quy định pháp tránh lạm quyền?
CSGT mặc thường phục hóa trang khi tuần tra kiểm soát phải kết hợp bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo luật sư thì việc tuần tra kiểm soát có hóa trang kết hợp với công khai khó có thể xảy ra mãi lộ, lạm quyền vì khi thực hiện nhiệm vụ này đã được lãnh đạo phê duyệt kế hoạch một cách chặt chẽ, tùy thuộc vào tình hình trật tự an toàn giao thông trên từng địa bàn thành phố.
- Quan điểm cá nhân của luật sư trước vấn đề trên như thế nào?
Tuy là quy định cho phép CSGT được quyền kết hợp hóa trang với công khai để tuần tra kiểm soát , xử lý vi phạm giao thông nhưng cũng cần phải thận trọng, hạn chế việc tuần tra kiểm soát trên đường phố. Bởi lẽ, khi áp dụng biện pháp này ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Nhiều người dân không hiểu sẽ nghĩ rằng đang trấn áp tội phạm, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Mặt khác nhiều trường hợp giả mạo việc CSGT hóa trang để thực hiện hành vi phạm tội, cưỡng đoạt tài sản của người vi phạm giao thông.
- Cảm ơn luật sư
Theo Khánh Công/ vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15