Nhiễm khuẩn bệnh viện: Liệu có được “xóa sổ”?
![]() | Thêm giường bệnh thêm nỗi lo viện phí |
Nhiều nguy cơ lây nhiễm
Có thể nói, 7,9% là một con số có thể chấp nhận được, nếu căn cứ vào tỉ lệ nhiễm khuẩn trung bình tại các bệnh viện ở nhiều quốc gia trên thế giới dao động từ 5 đến 10%. Tuy nhiên nếu tình trạng này không được giảm tải trong thời gian tới, đồng nghĩa với việc số lượng bệnh nhân nhiễm khuẩn sẽ phải nằm viện điều trị lâu hơn bình thường. Đây thực sự là áp lực cho ngành y tế, đặc biệt trong giai đoạn các bệnh viện nỗ lực “xóa sổ” tình trạng nằm ghép tồn tại từ nhiều năm nay.
Theo thông tin từ các bệnh viện tuyến trên tại Hà Nội, số lượng bệnh nhân nhập viện do mắc các bệnh do vi-rút như: Viêm phổi, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, viêm phế quản… đang tăng lên. Trong đó, với trẻ nhỏ ở thành phố, một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh đường hô hấp phải nhập viện nhiều là do ở trong phòng điều hòa và thay đổi nhiệt độ đột ngột khi từ phòng điều hòa ra môi trường bên ngoài. Số bệnh nhân nhập viện vì bệnh truyền nhiễm do vi-rút và vi khuẩn tăng cao cũng tỉ lệ thuận với nguy cơ nhiễm khuẩn tại các bệnh viện.
Tại khoa Nhi của Bệnh viện Xanh Pôn, khi theo dõi qua màn hình toàn cảnh khu khám bệnh, chỉ trong một buổi sáng có tới 100 trẻ đến khám. Đa số trẻ được chỉ định điều trị ngoại trú nhưng vẫn có nhiều ca nặng phải nhập viện khiến cho khoa Nhi trở thành một trong những khoa quá tải của Bệnh viện Xanh Pôn. Anh Phạm Hùng (Hà Nội) tỏ ra lo ngại khi vợ chồng anh đưa con trai 3 tuổi nhập viện, điều trị rối loạn tiêu hóa thì thấy rất nhiều trẻ nhập viện vì mắc bệnh chân tay miệng và các bệnh ngoài da khác. Do đặc điểm của các bệnh này nguy cơ lây nhiễm cao nên vợ chồng anh không khỏi lo lắng nguy cơ con mình sẽ bị lây nhiễm chéo.
![]() |
Thực trạng bệnh nhân nằm ghép,... là một trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn |
Không chỉ bộc lộ nhiều nguy cơ nhiễm bệnh từ việc quá tải mà vấn đề vệ sinh môi trường ở đây dường như cũng chưa được quản lý chặt. Hầu hết các bệnh viện đều có quy định rất rõ về việc hạn chế số người vào chăm sóc bệnh nhân hay việc đi dép đã được khử trùng của bệnh viện nhưng thực tế, một số người vẫn phớt lờ quy định trên. Tại khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Bạch Mai, việc khách vào thăm bệnh nhân với số lượng đông vẫn diễn ra, cá biệt có những trường hợp khi bảo vệ lơ là, những người này còn “đột nhập” vào khu cách ly gây mất trật tự.
Thạc sĩ Nguyễn Tiến Lâm, trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cho biết: “Tình trạng người vào viện điều trị một bệnh cụ thể, sau khi đã được chữa khỏi thì lại mắc phải bệnh khác do lây nhiễm chéo trong môi trường bệnh viện là có xảy ra. Việc nhiễm khuẩn này sẽ dễ dàng tấn công hơn ở những bệnh nhân nặng, thực hiện thủ thuật, phẫu thuật, sức khỏe của họ đã bị suy yếu, sức đề kháng giảm. Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng ngày càng đa kháng thuốc. Bên cạnh đó, việc bệnh viện quá tải bệnh nhân sẽ nảy sinh ra nhiều mối nguy hại từ rác thải y tế. Những chất thải này nếu không được quản lý tốt sẽ có nguy cơ gây nhiễm khuẩn, truyền bệnh như: bệnh ngoài da (do bơm kim tiêm đã qua sử dụng), bệnh hô hấp (do khạc nhổ đờm bừa bãi)...”
Dịch vụ “đẳng cấp” chỉ là giải pháp tạm thời
Trước tình trạng quá tải dẫn đến môi trường cũng như các điều kiện y tế để phục vụ công tác chăm sóc người bệnh không được đảm bảo, nhiều gia đình lựa chọn phương án sử dụng dịch vụ tại các bệnh viện tư nhân, bệnh viện quốc tế...với chi phí đắt đỏ. Đơn cử như trường hợp gia đình anh Phạm Hùng vì lo trong quá trình điều trị, con phải nằm ghép sẽ có nhiều nguy cơ lây nhiễm thêm bệnh mới nên gia đình anh đang tính đến phương án chuyển con sang một bệnh viện quốc tế có tiếng để điều trị với mức chi phí 3 triệu đồng/ngày.
Cùng chung tâm lý như gia đình anh Hùng, chị Kim Oanh (Hưng Yên) cho biết bé nhà mình bị viêm đường hô hấp cấp nên thể trạng rất yếu. Trước tình trạng căng thẳng của bệnh viện tuyến trên, chị Oanh cũng tính cho con nhập Bệnh viện Hồng Ngọc cho “lành”. Tuy nhiên cũng theo chị Oanh chia sẻ, việc chọn giải pháp “tự cứu mình” thế này không phải ai cũng làm được bởi chi phí rất tốn kém.
Còn theo bác sỹ Nguyễn Vĩnh T – khoa tai mũi họng của một bệnh viện quốc tế: Đúng vào thời điểm này năm 2014, dịch sởi đang bùng phát trên diện rộng gây tử vong cho nhiều trẻ nhỏ. Lo ngại tình trạng lây nhiễm chéo nên nhiều gia đình có trẻ nhập viện chỉ để điều trị suy dinh dưỡng, tim bẩm sinh, các bệnh ngoài da… đã đăng ký điều trị tại bệnh viện quốc tế mà ông công tác khiến số lượng bệnh nhân tăng đột biến. Nhiều gia đình không có điều kiện cũng phải đi vay mượn để chi phí cho con hưởng những dịch vụ, môi trường “dễ thở” hơn.
Tuy nhiên vị bác sỹ này tiết lộ, việc chuyển viện cũng phải được sự cho phép của các bác sỹ tại bệnh viện trước đó điều trị và những trường hợp nguy cấp cũng vẫn phải chuyển về các bệnh viện trung ương để được điều trị bởi các bác sỹ có chuyên môn, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh. Như vậy có thể thấy giải pháp tìm đến những bệnh viện tư nhân, bệnh viện quốc tế...bên cạnh những thuận lợi cũng bộc lộ nhiều hạn chế nên chỉ có thể là là phương án tạm thời. Vì thế, để có thể “xóa sổ” tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện không đơn giản và chắc hẳn phải có lộ trình trong việc khắc phục, giải quyết tình trạng quá tải.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
Tin khác

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Y tế 21/04/2025 14:36

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành
Y tế 21/04/2025 14:21

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51