Cẩn trọng với “bác sỹ… google”
Chữa bệnh qua...điện thoại | |
Suýt mù vì tự chữa bệnh cho con |
Mang họa vào thân
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, hiện có nhiều cháu bé bị suy thận, suy hô hấp nặng đang điều trị, trong đó có nhiều bé bệnh nặng do cha mẹ đã lạm dụng những “bài thuốc” từ trên mạng.
Ngồi bên giường bệnh với gương mặt ủ rũ, đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ nhiều ngày, chị Nguyễn Thị Lan, trú tại Quan Nhân, Thanh Xuân đưa ánh mắt nhìn con trai 3 tuổi đang phải thở máy mà không giấu được sự lo lắng. Theo chị Lan, cách đây hơn 2 tuần, thấy con bị sốt, ho nhiều, cũng như những lần trước, chị lại lên mạng tìm hiểu cách chữa bệnh cho con. Ngoài kháng sinh, hạ sốt, chị còn dùng nhiều loại thuốc khác với kiểu “chữa bao vây”. Tuy nhiên, sau gần 1 tuần, con trai chị có biểu hiện nặng hơn, dù chị đã đổi thuốc nhiều lần. Thấy con có biểu hiện khó thở, co giật, chị vội đưa con đến Bệnh viện Nhi thăm khám. Tại đây, bác sỹ cho biết, con trai chị bị viêm hô hấp độ 3, phải thở máy và điều trị cách ly, đặc biệt cháu bị kháng thuốc do dùng kháng sinh không đúng và không đủ liều.
“Trước đây, mỗi khi trong gia đình có người ốm, tôi vẫn thường lên mạng để tìm hiểu cách chữa rồi tự đi mua thuốc về dùng, bệnh cũng khỏi. Không ngờ, lần này, đơn thuốc lại vô tác dụng và cháu bị biến chứng viêm phổi nặng. May mà tôi đưa con đến viện kịp thời mới giữ được tính mạng. Tuy nhiên, theo bác sỹ thì trẻ đã bị viêm phổi nặng, bệnh rất dễ tái phát nếu không kiêng khem, giữ gìn cẩn thận”, chị Lan cho biết.
Với bà Trần Phương Hoa, trú tại Vân Côn, Hoài Đức thì khác. Bà bị đau mỏi vai gáy, mỗi lần đưa tay lên lại cảm thấy đau nhói. Bà bảo con gái lên mạng tìm hiểu về triệu chứng của bệnh thì ra kết quả thoái hóa đốt sống cổ. Theo hướng dẫn của nhiều người trên mạng, bà thường xuyên chườm nước nóng, uống thuốc nam.
“Thời gian đầu, tôi cũng thấy tay và bả vai đỡ đau nhức. Tuy nhiên, một thời gian sau, tôi thấy bệnh không đỡ mà càng ngày đau hơn. Việc đi lại, cử động tay, hay nằm ngủ cựa mình cũng đau. Đến khi vào bệnh viện khám, tôi mới biết mình chỉ bị chèn dây thần kinh, châm cứu 20 ngày là khỏi hẳn. Buồn nhất là, hiện tại tôi bị máu nhiễm mỡ, tiểu đường và biểu hiện của suy thận, theo bác sỹ thì nguyên nhân rất có thể là do tôi đã sử dụng thuốc đông y sắc sẵn trong một thời gian dài nên bị ngộ độc, dẫn đến suy thận”, bà Hoa cho biết.
Không may mắn như 2 trường hợp trên, chị Đỗ Thị Quyên, ở Hoài Đức đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Thấy trong người mỏi mệt, sốt nhẹ, hay buồn nôn, chị Quyên bảo con gái là sinh viên năm thứ nhất của một trường cao đẳng y “bắt bệnh”. Con gái chị Quyên lên mạng tìm hiểu và bảo rằng mẹ bị suy nhược cơ thể, chỉ cần truyền 1 – 2 chai dịch là ổn. Hí hửng, con của chị Quyên vội ra hiệu thuốc mua một chai dịch về truyền cho mẹ. Không ngờ, truyền được 20 phút thì chị Quyên bỗng lạnh ngắt, tím tái toàn thân, co giật, rơi vào tình trạng hôn mê và tử vong. Kết quả giải phẫu tử thi cho biết, trong phổi chị Quyên có nhiều nước và được kết luận là tử vong do sốc phản vệ trong quá trình truyền nước.
Có bệnh nên đến bác sỹ!
Các chuyên gia y tế cho biết, khi có bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để khám. Từ đó mới có những chỉ định dùng thuốc. Bởi, biểu hiện bệnh nhiều khi có những điểm giống nhau, nhưng cách chữa và liều lượng khác nhau. Các biến chứng do lạm dụng thuốc có thể gây ra như suy tuyến thượng thận, loãng xương, thoái hóa khớp, viêm da, xuất huyết, thậm chí là sốc thuốc, tử vong.
Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhiệt đới trung ương): Đã có rất nhiều bệnh nhân phải đến Bệnh viện Nhiệt đới trung ương để cấp cứu do nghe theo lời chỉ dẫn trên mạng rồi tự mua thuốc về chữa bệnh cho mình. Cùng một loại thuốc có thể chữa bệnh cho người này, nhưng lại là thuốc độc đối với người khác.
“Cơ thể mỗi người mỗi khác, bệnh lý cũng không giống nhau, có khi cùng một triệu chứng nhưng lại do nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên phải có cách điều trị khác nhau, thậm trí là trái ngược hẳn nhau. Do đó, việc áp dụng một toa thuốc chung cho mọi người là hết sức nguy hiểm. Việc nghe theo và làm theo những toa thuốc, đơn thuốc trên mạng là một việc làm phản khoa học. Do đó, khi mọi người có bệnh thì cần phải đến bệnh viện để khám…”, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo.
Bảo Chi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00