Chữa bệnh qua...điện thoại

LĐTĐ - Mất ba tiếng đồng hồ, với hàng chục cuộc điện thoại chỉ đường tôi mới tìm đến được nhà thầy lang Nguyễn Sỹ Bằng ( xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) vào chiều cuối tháng bảy. Cái nóng oi nồng báo sắp có bão “Thần sấm” kéo về khiến cho quãng đường từ Hà Nội về Mỹ Đức chừng hơn 60 km đã xa càng thêm xa…

Cứu một người phúc đẳng hà sa

Xuôi theo quốc lộ 6, tìm về Ba Thá (Chương Mỹ), xuyên ra quốc lộ 72 rồi ngược lên Miếu Môn, hỏi thăm thêm vài người ven đường tôi mới tìm được đến nhà thầy lang Nguyễn Sỹ Bằng. Lúc ấy đã 2h chiều. Ngôi nhà của thầy lang nằm ẩn mình sau những tán cây cuối ngõ ở một làng nhỏ thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Khi tôi đến, ông Bằng đang chuẩn bị đi gửi thuốc cho bệnh nhân qua đường bưu điện. Thùng lớn, thùng nhỏ được ông chất đầy trên xe. Mỗi thùng đều dán cẩn thận tên người gửi, người nhận…Dẫu đã liên lạc từ trước về mục đích của cuộc viếng thăm này nhưng ông Bằng dường như không mặn mà với báo chí. Ông lạnh lùng chằng buộc thùng hàng, mặc kệ tôi … ngồi thở dốc.

Thầy Lang Nguyễn Sỹ Bằng trước chồng sổ sách ghi tên bệnh nhân tìm đến ông chữa trị.

Lân la chuyện trò khá lâu, ông Bằng mới hủy chuyến đưa hàng, ngồi vào bàn rót nước mời tôi uống. May mắn, tôi cũng có chút hiểu biết về đông y nên ông bắt đầu mở lòng về chuyện nghề, chuyện đời. Cuộc trò chuyện bị ngắt quãng bởi điện thoại của ông liên tục reo. Người thì đã từng đến ông bốc thuốc, hỏi về các diễn tiến của bệnh. Cũng có người chỉ gọi điện hỏi han, cần tư vấn. Với ai, ông cũng nhiệt tình giảng giải. Khác hẳn với vẻ lạnh lùng ban đầu, ông sôi nổi hẳn lên khi nói với tôi về nghiệp bốc thuốc. Ông kể, đến giờ không thể nhớ mình đã cứu chữa cho biết bao người, trong đó có rất nhiều người tây y bó tay. Thông thường, nếu bệnh nhân không ở giai đoạn cuối, thì tỷ lệ chữa thành công lên tới 100%. Cứ 10 người tìm đến ông thì có 6- 7 người có kết quả tốt. Với ông, cứu được một người là mang niềm vui đến cho nhiều người, là phúc đẳng hà sa nên ông chỉ mong sao còn sức để cống hiến. Nói rồi, ông lấy ra một chồng sổ cũ kỹ, nhiều nét chữ đã phai màu ghi tên tuổi những bệnh nhân đã từng được ông chữa. Theo lời ông nói, ông chữa nhiều loại bệnh nhưng chuyên môn sâu nhất vẫn là các bệnh về gan, đặc biệt là bệnh xơ gan, xơ gan cổ trướng… Mới đây nhất là bệnh nhân Ngô Kim Mừng – 62 tuổi ở Cà Mau, đi khám ở Sài Gòn được kết luận xơ gan cổ trướng do vi rút B. Chạy chữa mãi cũng không khỏi, bệnh viện bó tay trả bà Mừng về… chờ chết. Cô con gái bà Mừng thương mẹ đã lên mạng tìm kiếm thông tin. Thật may, cô đã tìm được số điện thoại của thầy lang Bằng. Ngay lập tức, cô gọi điện ra cho ông. Qua điện thoại, ông Bằng nghe cô con gái tả bệnh trạng của mẹ, đồng thời yêu cầu cô gửi hồ sơ bệnh án ra cho ông xem. Sau khi nghiên cứu kỹ, ông Bằng đã bốc thuốc gửi vào cho bà Mừng. Tháng thứ nhất, bụng có dấu hiệu mềm ra, bớt chướng lên. Tháng thứ 2, da bớt vàng. Hiện bà Mừng đang uống đến tháng thứ 3.

Lướt trong số những danh sách tên bệnh nhân, tôi ấn tượng với một bệnh nhân có tên Khanh ( Thái Hà, Hà Nội) với dòng chú thích: Bệnh nặng. Tôi nhíu mày, dường như đoán được suy nghĩ của tôi, ông Bằng liền giải thích: Anh ấy đến trong tình trạng mắt vàng như nghệ, toàn thân như vừa mới nhảy vào thùng phẩm vàng. Bụng trướng lên, ấn vào cứng đơ, móng tay móng chân đều vàng ệch. Người gầy gò, khuôn mặt hốc hác lộ rõ sự mệt mỏi.. “Tôi cắt thuốc cho anh ấy. Uống thuốc được một tháng, anh Khanh quay lại nói không đỡ… Tôi liền bảo, nếu anh không nói thật và không tuân thủ lời dặn của tôi khi uống thuốc thì anh đừng tìm đến tôi nữa. Lúc ấy, anh Khanh mới thú nhận rằng vẫn uống rượu và hứa sẽ bỏ rượu, bỏ thuốc. Quả nhiên, tháng sau đó bệnh nhân đỡ trông thấy. Hiện giờ, anh ấy đã đi làm trở lại.” – ông Bằng nói.

Vốn được tiếp xúc với nhiều bác sĩ tây y nên với tôi, những bài thuốc đông y, nhất là của những thầy lang dường như không nhiều hiệu quả. Chính vì thế, tôi thực sự tò mò với trường hợp anh Khanh nên lén ghi lại số điện thoại. Hai ngày sau, tôi bốc máy gọi cho anh những mong tư vấn cho người nhà tôi cũng mắc viêm gan có nên tìm đến thầy lang Bằng. Anh Khanh sẵn lòng cho biết: Vốn là dân xây dựng trong miền Nam, những cuộc tiếp khách triền miên khiến anh bị xơ gan lúc nào không hay. Chạy chữa khắp các bệnh viện từ Nam ra Bắc, hết bác sĩ này đến bác sĩ khác mà bệnh tình không thuyên giảm… Bệnh viện trả về, vợ con xác định sống ngày nào hay ngày ấy. Anh tìm đến chú Bằng trong tình trạng 10 thì chết 9, sưng 2 gan, thành mật 10,2m; lá lách sưng, độ độc trong gan cao gấp 40 lần, chưa kể men gan cao… ngất trời. Đúng là gặp thầy, gặp thuốc chỉ cần uống đến 3 thang thuốc sắc ( mỗi thang 3 ngày) và chừng đấy ngày thuốc viên anh đã có thể tự đứng dậy, đi lại được. Sau đó, tiếp tục uống thuốc của thầy lang Bằng kết hợp với thực phẩm chức năng của Mỹ, 3 tháng sau, đi xét nghiệm lại, anh không thể tin vào mắt mình khi các chỉ số men gan trở về bình thường. Bác sĩ cho biết, bệnh anh gần như khỏi hoàn toàn…

Cơ duyên định sẵn

Trở lại với cơ duyên từ chàng trai từng lang bạt kỳ hồ lại an phận gắn đời mình với nghiệp thuốc, ẩn mình nơi làng quê nghèo chữa bệnh cứu người, ông Bằng nói: đó là nghiệp. Bởi gia đình ông 3 đời làm thuốc. Từ nhỏ, ông đã “bị” ông nội bắt đi lên núi Miếu Môn cách nhà 3km để hái thuốc. Ngày đó, rừng còn rậm, vẫn còn khá nhiều chim muông. Vốn là người hiếu động nên thay vì đi hái thuốc, ông thường đi bắt chim… Nhiều lần như vậy, ông nội quyết định lên rừng cùng thằng cháu hiếu động. Vừa hướng dẫn cháu nhận mặt thuốc, ông vừa hướng dẫn công dụng của từng loại cây từ những loại cây đơn giản như: cây xấu hổ, cây bưởi bung, cỏ gianh, cứt lợn đỏ, mã đề , bọ may… “ Lời ông nói cứ chui từ tai này, qua tai kia. Tôi chỉ coi công việc chẳng khác nào trẻ con xóm đi chăn trâu, cắt cỏ, hái rau mỗi ngày. Thế nhưng, ông nội thực sự là người kiên nhẫn. Ngày qua ngày, ông cứ nhẫn nại nói với tôi cho dù biết thừa thằng cháu nghịch ngợm bỏ ngoài tai”- ông Bằng bồi hồi nhớ lại.

Theo lương y Vũ Quốc Trung thì bệnh xơ gan cổ trướng không phải là bệnh nan y và hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tại Trung Quốc, số lượng các bệnh nhân được chữa khỏi căn bệnh nguy hiểm này là rất cao. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai chữa cũng sẽ khỏi hẳn bệnh. Theo đó, chế độ ăn uống hợp lý được cho là chìa khoá trong việc chữa khỏi bệnh cũng như phòng bệnh hiệu quả.

Tuổi thơ của ông lớn lên bên cạnh những vị thuốc dần qua. 18 tuổi, ông lên đường nhập ngũ. Sau thời gian nghĩa vụ, ông xuất ngũ. Cuộc đời lang bạt bắt đầu. Ông vốn thích cơ khí, lại ưa tung hoành ngang dọc nên xin vào một nhóm thợ chuyên xây dựng các công trình dân dụng. Bàn chân ông lần lượt in dấu trên các công trình từ Hà Nội cho tới tận Hà Giang… Khi ấy ông 35 tuổi. Người bố già 70 tuổi nơi quê nhà nối nghiệp bốc thuốc từ cha gọi ông về. “ Bố tôi chỉ nói một câu duy nhất, bố đã già, con hãy thay bố cứu người” – ông Bằng kể lại. Lời của người cha ở cái tuổi gần đất xa trời khiến một người tưởng quen cách sống“ tối đâu là nhà, ngã đâu là giường” như ông đã phải trùng lại. Ông quyết định từ bỏ niềm đam mê, quay về quê hương phụ giúp bố. Ngày ngày, ông được cha hướng dẫn cách rang, sao, hoàn tán… thuốc. Thi thoảng ông lại cùng cha ra Hà Nội lấy thuốc Bắc hoặc ngược vào Thanh Hóa tìm nguồn thuốc Nam. Thế nhưng, lúc này ông vẫn chỉ là người “ giúp việc”, thâm tâm ông cũng nghĩ chỉ phụ cho bố thế thôi.

Năm 2004, bố ông bị đột quỵ do tai biến mạch máu não, 6 ngày sau ông cụ mất. Lời cuối cùng ông cụ chăng chối “ không được bỏ nghề thuốc gia truyền” khiến ông Bằng day dứt mãi… Cái chết của bố quá nhanh, khiến sau đám tang cha khá lâu, ông Bằng gần như tuyệt giao với người bệnh. “ Lúc đó tôi chưa chuẩn bị tinh thần mình tự tay pha chế, tự tay bốc thuốc, tự tay chẩn bệnh… Nhưng người bệnh vẫn tìm đến, họ vẫn thiết tha được chữa. Cộng với lời chăng chối của cha, tôi quyết định “ hành nghề”. Nhưng tôi tâm niệm để chữa được bệnh phải tìm hiểu thật kỹ, chữa bệnh phải chữa từ gốc. Vậy là bao nhiêu tài liệu tìm đọc lại, bao nhiêu trường hợp được ông nội, bố chữa khỏi tôi đem ra mổ xẻ. Những bài học từ ông, từ cha thủa nào trở về. Tôi vừa học vừa hành từ đó.” – ông Bằng nói.

Hai mươi năm chính thức trở thành thầy lang với hơn 30 năm gắn bó với nghề thuốc, ông Bằng bảo, nghề đã chọn ông. Và kiến thức ông học được nhiều nhất là trên thực tế, bắt đầu từ những buổi theo ông nội đi hái thuốc, theo bố đi mua thuốc và cùng bố chữa bệnh bốc thuốc cứu người. Ông Bằng luôn tâm niệm, làm gì cũng cần có tâm, nếu không thực sự đặt tính mạng con người lên trên tất cả thì khó có thể được nhiều người tìm đến. Mua danh ba vạn, nhưng bán danh chỉ 3 đồng. Chẳng thế mà, tiếng lành đồn xa, ngày càng nhiều bệnh nhân tìm đến ông. Có những người sau khi chữa khỏi đã nhận ông là bố nuôi…

H. PHONG
Kỳ 2: Hé lộ bài thuốc bí truyền

Nên xem

Tuyên án bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân

Tuyên án bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân

(LĐTĐ) Ngày 13/1, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã tuyên án sơ thẩm đối với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng 3 đồng phạm trong vụ án "Cưỡng đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".
Chuẩn y ông Nguyễn Lộc Hà giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương

Chuẩn y ông Nguyễn Lộc Hà giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương

(LĐTĐ) Lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Dương đã trao quyết định của Ban Bí thư về việc chuẩn y ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Tập trung nguồn lực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Tập trung nguồn lực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số.
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm, trao quà Tết cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm, trao quà Tết cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế

(LĐTĐ) Chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, sáng nay (13/1), Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy làm trưởng đoàn cán bộ của LĐLĐ Thành phố đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà Tết cho cán bộ, đoàn viên, người lao động một số đơn vị y tế trên địa bàn Thủ đô. Cùng đi có đồng chí Trịnh Tố Tâm - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Hà Nội.
Mang Tết sớm đến với đoàn viên, người lao động Thủ đô

Mang Tết sớm đến với đoàn viên, người lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, các cấp Công đoàn Thủ đô lại cùng chung sức đẩy mạnh các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động. Đặc biệt, Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 với nhiều hoạt động thiết thực được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, đã mang không khí Xuân ấm áp đến sớm, làm ấm lòng các đoàn viên, người lao động Thủ đô.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

(LĐTĐ) Sáng 13/1, tại hội trường Huyện ủy Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội tới dự buổi lễ.
Trường hợp nào "vượt đèn đỏ" mà không bị xem là hành vi vi phạm giao thông?

Trường hợp nào "vượt đèn đỏ" mà không bị xem là hành vi vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Nghị định 168/2024/NĐ-CP tăng nặng mức phạt với hành vi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông như vượt đèn đỏ. Tuy nhiên, vẫn có những tình huống người tham gia giao thông "vượt đèn đỏ" mà không bị xem là hành vi vi phạm giao thông.

Tin khác

Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) “Người ta nói ngành Y tế vất vả, áp lực. Đúng! Cứu người như cứu hoả mà, không vất vả, áp lực sao được. Nhưng bệnh viện chúng tôi có thêm một áp lực nữa, đó là luôn phải giải thích cho người dân cách nhìn nhận về bệnh lao - bệnh mà trước đây người ta gọi là tứ chứng nan y để không kỳ thị”, Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ CKII Đậu Huy Hoàn - Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An bắt đầu câu chuyện với tôi như vậy.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo số 08/BC-SYT công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý IV năm 2024, trong đó tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 97,11% và 96,69% khối Trung tâm y tế (TTYT) và Trung tâm Cấp cứu 115.
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

(LĐTĐ) Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại các thành phố lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Việc chủ động theo dõi chất lượng không khí và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe là cần thiết để giảm thiểu tác động xấu từ ô nhiễm không khí, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không hoang mang với vi rút cúm HMPV

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không hoang mang với vi rút cúm HMPV

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, vi rút HMPV gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc không phải loại nguy hiểm, vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, người dân cũng không được chủ quan trong việc phòng bệnh.
Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025

Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 8/1, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã thông tin về tiến độ Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hiện nay vẫn chậm tiến độ, chưa thể đưa vào vận hành.
Người đàn ông phải cắt bỏ tinh hoàn vì tự ý sử dụng kháng sinh điều trị

Người đàn ông phải cắt bỏ tinh hoàn vì tự ý sử dụng kháng sinh điều trị

(LĐTĐ) Do tự ý sử dụng thuốc kháng sinh và điều trị sai cách khi đau tinh hoàn, người đàn ông 49 tuổi phải cắt bỏ tinh hoàn, đối mặt nguy cơ suy sinh dục sớm.
Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất bim bim Đức Vinh vì không đảm bảo an toàn thực phẩm

Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất bim bim Đức Vinh vì không đảm bảo an toàn thực phẩm

(LĐTĐ) Sáng 7/1, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại xưởng sản xuất bim bim Công ty Cổ phần Thương mại và công nghệ thực phẩm Đức Vinh (tại địa chỉ số 2 đường Thanh Niên, điểm công nghiệp La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội).
Vết thương của cầu thủ Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu

Vết thương của cầu thủ Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu

(LĐTĐ) Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec vết thương của tiền đạo Nguyễn Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu. Kết quả hội chẩn ghi nhận, cầu thủ Xuân Son bị gãy kín phức tạp 1/3 giữa thân hai xương cẳng chân, có mảnh rời lớn.
BHYT sẽ chi trả 50% khi khám ngoại trú trái tuyến

BHYT sẽ chi trả 50% khi khám ngoại trú trái tuyến

(LĐTĐ) Người tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) khám chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương sẽ được quỹ BHYT thanh toán 50% mức hưởng.
Ngừng tim do dùng phải “hạt sang rởm” chữa viêm dạ dày

Ngừng tim do dùng phải “hạt sang rởm” chữa viêm dạ dày

(LĐTĐ) Sau khi uống một loại bột được bào chế từ hạt cây được cho là “hạt sang” để chữa viêm dạ dày, người phụ nữ rơi vào tình trạng ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng. Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, người bệnh được xác định ngộ độc strychnin, một chất có trong hạt mã tiền.
Xem thêm
Phiên bản di động