Cần cái tâm sạch
Thực phẩm nông sản sạch "tái ngộ" người tiêu dùng Thủ đô | |
Mô hình điểm về sản xuất kinh doanh theo chuỗi | |
Kinh doanh thực phẩm “xanh”: Thị trường mở, cơ hội lớn |
“Thực phẩm sạch” lại bị phát hiện không sạch?
Sau câu chuyện chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch hữu cơ Mr.Sạch và Cty TNHH Sản xuất và chế biến rau an toàn Ba Chữ, cùng một số cơ sở cung cấp rau an toàn cho hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch tại Hà Nội, bị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm, vì cung cấp thực phẩm không rõ nguồn gốc, thì cuối tháng 11/2016 vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 2 (thuộc Chi cục QLTT Hà Nội), tiến hành kiểm tra đột xuất về VSATTP đối với một số cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cũng đã phát hiện sai phạm tại một số cửa hàng. Cụ thể, tại buổi kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ gần 50kg thịt lợn sạch đã quá hạn sử dụng, thuộc hai cửa hàng nằm trong hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch. Ngoài ra, cũng tại buổi kiểm tra này, hai cửa hàng trên cũng chưa có giấy chứng nhận VSATTP và nhân viên tại cửa hàng này cũng chưa được tập huấn về VSATTP.
Thực phẩm sạch vẫn còn khiến người tiêu dùng lo lắng. |
Trả lời báo PV Báo LĐTĐ về sự việc trên, đại diện chuỗi cửa hàng trên cho biết, số thịt lợn bị cơ quan chức năng là thịt lợn tươi sống, theo quy định sau một ngày hàng hết hạn sẽ không bán và cửa hàng sẽ chuyển qua cấp đông lại để chế biến cho nhân viên ăn (hàng vẫn đủ tiêu chuẩn cấp đông). Tuy nhiên vì cửa hàng chưa kịp chuyển số thực phẩm này vào tủ lưu trữ và chưa đưa ra khỏi quầy bán hàng nên bị cơ quan chức năng xử lý.
Và nỗi lo của người tiêu dùng
Nguồn gốc thực phẩm sạch có thật sự sạch và an toàn? Đó là câu hỏi mà người tiêu dùng thường đưa ra hiện nay.
Trước băn khoăn của người tiêu dùng, nói với PV, đại diện một hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch cho biết, hầu hết các cửa hàng thực phẩm sạch hiện nay đều tự mò mẫm xây dựng thương hiệu, tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng và hầu như chưa có chính sách cụ thể nào để quản lý, đảm bảo thực phẩm ở các cửa hàng thực phẩm sạch 100%! Vị đại diện này thừa nhận, đa số các cửa hàng thực phẩm sạch hiện nay chỉ có diện tích từ 30-50 m2 thậm chí, ngay chính cơ sở của mình cũng không đủ điều kiện để chế biến thực phẩm chính do diện tích không đủ. Vì thế, rất cần một cơ chế, một chính sách mở, hoặc thay đổi cơ chế cấp phép để doanh nghiệp trẻ có thêm cơ hội phát triển và đầu tư.
Dẫu vẫn biết, kinh doanh thực phẩm sạch không dễ, song không phải cứ khó khăn là đổ lỗi cho cơ chế, cho thiếu vốn, mà điều quan trọng vẫn xuất phát từ chính cái tâm của người kinh doanh đối với sản phẩm này. Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Thị Hằng cho biết, hiện nhu cầu của người dân về việc được sử dụng thực phẩm sạch là rất lớn, các chuỗi cửa hàng kinh doanh về lĩnh vực này cũng phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, hầu hết những người kinh doanh này đều đang làm theo hướng tự phát, thiếu vốn và thiếu khoa học, nên dễ xảy ra những vấn đề không mong muốn.
“Hiện tại, nguồn thực phẩm sạch được các cửa hàng lựa chọn để kinh doanh vẫn nhằm vào dòng sản phẩm chính đó là: Thực phẩm hữu cơ, thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP hay Global GAP, và nhóm thực phẩm cuối cùng là thực phẩm tự nhiên (dựa vào niềm tin người tiêu dùng). Trong 3 nhóm trên, thì có 1 nhóm khó kiểm soát đó là nguồn thực phẩm tự nhiên, và một nhóm chưa có tiêu chuẩn kiểm soát cụ thể là nhóm hữu cơ. Vì thế, để người tiêu dùng đánh giá là sạch hay an toàn là rất khó”- bà Hằng cho hay.
Cùng chung quan điểm với bà Hằng, ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội cho rằng, các siêu thị, cửa hàng tiện ích là xu hướng tiêu dùng tương lai và ngành nông nghiệp cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thay đổi để thích hợp với hướng đi mới này. Trong đó việc hình thành được 15 vùng chăn nuôi chuyên canh, tập trung; 76 xã chăn nuôi trọng điểm, là tiền đề quan trọng để Hà Nội xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, trong các chuỗi của Hà Nội vẫn thiếu các doanh nghiệp đầu mối đủ mạnh, để đảm nhận khâu sơ chế đóng gói sản phẩm như: Thịt tươi sống, thịt mát, thịt cấp đông có nhãn hiệu để cung cấp vào các siêu thị, cửa hàng tiện ích… “Để khắc phục vấn đề này, thì các doanh nghiệp không có con đường nào khác đó là kết nối và tạo ra chuỗi liên kết để phát triển bền vững”- ông Cường nhấn mạnh.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Nâng cao thể lực, sẵn sàng cho mùa giải đấu lớn
Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, tăng cường kết nối khu vực ASEAN
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số
“Xanh hóa” dòng vốn đầu tư để phát triển kinh tế bền vững
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi
Tin khác
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 25/11/2024 14:23
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi
Y tế 25/11/2024 14:17
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56