Cai nghiện ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm
Dứt hẳn ma túy sau 10 năm nghiện ngập
Là một trong số những người cai nghiện thành công bằng phương pháp này, anh Lương Minh Tuấn ( sinh năm 1977) kể lại, anh sử dụng ma túy từ năm 2001 khi bắt đầu bước chân vào trường ĐH. Trong suốt thời gian nghiện, anh đã nhiều lần đi cai ở các trung tâm, cũng tự mua thuốc về cai tại nhà nhưng tất cả các hình thức cai nghiện đều trở nên vô nghĩa. “Chỉ cần bước ra khỏi trung tâm, là tôi lại lên cơn thèm thuốc. Trong hơn 10 năm nghiện, không nhớ bao lần đi cai, tôi chỉ biết thời gian cách ly với thuốc lâu nhất chỉ từ 10- 15 ngày, rồi lại tái sử dụng” – anh Tuấn nói. Chiếc gương trong nhà tắm nơi anh Tuấn thường đứng soi mình và hưởng thụ cảm giác phê sau mỗi lần hút, chích luôn mang lại nỗi ám ảnh, cũng là lý do khiến anh tái nghiện. Sau khi tìm đến phương pháp cai mới này, anh Tuấn đã được các chuyên gia hướng dẫn tập luyện. Những buổi chuyện trò, những bài test tâm lý đã giúp anh cân bằng, thoát ra khỏi nỗi ám ảnh của bản thân, cũng là tác nhân gây tái nghiện. Đến nay, sau 4 năm anh Tuấn đã dứt hẳn ma túy.
Với những con nghiện tôi đã từng tiếp xúc, có muôn vàn lý do để họ bập vào và cũng chừng ấy lý do họ đưa ra để biện minh cho việc tái nghiện. Hưng (sinh năm 1980) là trường hợp như thế. Vốn là con trai duy nhất trong gia đình khá giả, thi đỗ đại học, Hưng được bố mẹ mua cho nhà ở Hà Nội với kỳ vọng con mình thành danh. Phụ niềm tin yêu của bố mẹ, Hưng theo bạn bè ăn chơi, lê la hết bar này sang bar khác rồi nghiện lúc nào không hay. Bị đuổi học, Hưng cầm cố nhà để đốt đời theo những làn khói. Bố mẹ Hưng bắt Hưng đi cai ở các trung tâm tư nhân, xích chân tay nhằm cô lập Hưng với bạn nghiện. Ấy vậy mà, 11 năm nghiện, không biết bao lần cai nhưng đều thất bại. Lần cai lâu nhất với Hưng chỉ kéo dài 20 ngày.
“Nơi tôi sống có rất nhiều người sử dụng ma túy. Mỗi khi ra đường, nhìn thấy họ là cảm giác thèm nhớ ma túy và muốn sử dụng lại xuất hiện. Bản thân tôi không có cách nào kiềm chế được. Thế là tôi lại tìm tới ma túy”, Hưng kể lại.
Hưng kể thêm: “ Trước khi tìm đến với phương pháp “xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm”, sự hoài nghi trong tôi rất lớn. Tôi lo lắng không hiểu đến đây tôi có tìm được con đường tươi sáng hơn hay không? Tôi có tìm lại được chính con người của tôi trước kia hay không? Nhưng đến giờ, tôi đã từ bỏ được ma túy.
Phương pháp khoa học
Từ những lời kể của những con người cụ thể, tôi tìm gặp chủ nhân của phương pháp cai nghiện mới này. Đó là ông Lê Trung Tuấn – Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ tâm lý cho người nghiện ma túy (PDS). Thật bất ngờ, ông Tuấn là một người từng nghiện ma túy.
Ông Tuấn giải thích: Đây là phương pháp chống tái nghiện trên cơ sở xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm. Phương pháp này dựa trên nền tảng lý thuyết về hệ thống chức năng được phát triển bởi P.K. Anokhin và các phương pháp khơi gợi ngôn ngữ tình cảm của các nhà khoa học như I.M, Schenov, P.V, Pavlov...
54Được biết, bên cạnh nền tảng khoa học vững chắc, phương pháp xóa bỏ sự lệ thuộc vào ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm xây dựng còn dựa trên nguồn tư liệu thực tiễn sinh động từ chính trải nghiệm của người sáng lập Lê Trung Tuấn. Bản thân ông là một người đã nhiều lần cai nghiện tại gia đình cũng như trong các trung tâm. Thậm chí ông đã từng tìm đến cái chết để mong đoạn tuyệt hoàn toàn với ma túy. Nhờ những trải nghiệm thực tế đó mà sau này, khi tiếp cận với những tài liệu liên quan đến hệ thống chức năng của Anokhin, Sudakov, lý thuyết về phản xạ có điều kiện I. Pavlov, cùng với sự giúp đỡ của nhiều nhà chuyên môn đã giúp ông Tuấn có thể hiểu một cách sâu sắc về những nguyên nhân tái sử dụng, tái nghiện ma túy nằm ở chính yếu tố tâm lý của người nghiện.
Theo ông Tuấn, cai nghiện ma túy thành công cần coi trọng yếu tố tâm lý nhưng để luận giải những điều này một cách khoa học, thuyết phục thì lúc này ông chưa biết rõ. Từ năm 2007 ông Tuấn đã âm thầm tìm hiểu và nhận thấy: Do hiệu ứng lây lan tâm lý kết hợp với môi trường sống, ví dụ trong các trung tâm cai nghiện cách ly đã làm cho rất nhiều người sử dụng lại ma túy ngay khi họ tái hòa nhập cộng đồng.
Vì thế, để cai nghiện thành công, cần phải xác định cho được động cơ của người dùng ma túy cũng như các tác nhân gây kích hoạt động cơ sử dụng lại ma túy của họ. Từ đó, sự chấm dứt hành vi ma túy được thực hiện sau cơ chế dập tắt kích thích có điều kiện thúc đẩy nên hành vi này. “Cơ chế hoạt động thần kinh cấp cao cho thấy rằng chính sự dập tắt đem lại kết quả tốt nhất. Để thay đổi hành vi sử dụng ma túy cần phải thay đổi tư tưởng, khuôn mẫu hành vi tinh thần của người nghiện, dạy người nghiện các kỹ năng tự loại bỏ hành vi ma túy, hình thành và củng cố tư tưởng mà dẫn đến hành vi sáng suốt”- ông Tuấn nhấn mạnh.
Sau khi nghiên cứu lý thuyết, ông Tuấn thử nghiệm trên thực tế. Học viên là những người cai nghiện đã cắt cơn từ 10 – 30 ngày; sẽ được làm việc riêng với chuyên gia 2-3 lần/tuần, mỗi lần 1,5- 2h, thời gian từ 2,5 – 3 tháng tùy thuộc vào từng người. Sau mỗi buổi làm việc, học viên lại trở về với môi trường sống thực tế của mình, nơi họ tự thực hiện các chỉ dẫn của chuyên gia, gắn những kỹ năng đạt được vào tình huống thực tế cuộc sống của mình. Bằng cách này mà củng cố một loạt các hành vi mới lành mạnh, loại bỏ hành vi sử dụng ma túy. Phương pháp này tập trung vào giai đoạn chống tái nghiện. Qua thử nghiệm bước đầu, tỷ lệ cai nghiện thành công lên tới 60%.
Mặc dù được xem là phương pháp mới ở Việt Nam, tuy nhiên Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm cho rằng, kết quả thực tế đến đâu còn phải chờ xem xét, công nhận của các nhà khoa học. “Chúng tôi chưa rõ lắm về khía cạnh họat động thực tiễn của việc đưa phương pháp này vào như thế nào, nói gì với người nghiện, ai nói, nói ở đâu, thời điểm nào, nói trong bao lâu thì người nghiện có thể có chuyển biến... Tôi đề nghị trung tâm cố gắng nghiên cứu thêm, đăng ký đề tài với cơ quan khoa học để được công nhận bằng hội đồng khoa học, từ đó mới có cơ sở để áp dụng rộng rãi”, thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh.
Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, đến tháng 9/2014 cả nước có hơn 204.000 người nghiện ma túy. Số người nghiện ma túy vẫn gia tăng hằng ngày, hằng giờ. Cùng với đó là tình trạng trẻ hóa đối tượng nghiện ma túy khi có tới 74% người nghiện nằm trong độ tuổi lao động 18-35 và 1% dưới 18 tuổi. Tỷ lệ tái nghiện sau cai nghiện lên đến 90%. Ma túy đang tấn công ngày càng mạnh vào môi trường học đường, hướng đến học sinh-sinh viên. |
N. Huyền
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30