Cải cách lương nên theo nguyên tắc thị trường?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang đề xuất quy định mới về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương nhằm giảm dần và tiến tới bãi bỏ can thiệp (không ban hành nguyên tắc) của Nhà nước vào xây dựng thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp. 
cai cach luong theo nguyen tac thi truong Mức lương phải đảm bảo mức sống
cai cach luong theo nguyen tac thi truong Tạo nguồn để cải cách tiền lương

Bộc lộ nhiều bất cập

Bộ LĐTBXH đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. Theo Bộ LĐTBXH, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2013/NĐ-CP để quy định chi tiết một số nội dung về tiền lương theo quy định của Bộ luật Lao động đã tạo hành lang pháp lý để Hội đồng tiền lương quốc gia ra đời và đi vào hoạt động, đánh dấu việc xác lập tiền lương tối thiểu theo nguyên tắc thị trường dựa trên kết quả thương lượng, thỏa thuận của đối tác 3 bên.

cai cach luong theo nguyen tac thi truong
Bộ LĐTBXH đề xuất: Số bậc của thang, bảng lương sẽ do DN quyết định căn cứ vào công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Ảnh: B.D

Trên thực tế, đa số các doanh nghiệp (DN) đều xây dựng thang lương, bảng lương để xếp lương, trả lương cho người lao động; hệ thống thang bảng lương đảm bảo các nguyên tắc do Chính phủ quy định, lấy ý kiến công đoàn và gửi cơ quan lao động cấp huyện theo quy định.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện có một số khó khăn, vướng mắc như: Việc quy định các nguyên tắc, nhất là nguyên tắc khoảng cách giữa các bậc lương ít nhất 5%; mức lương đối với công việc đòi hỏi lao động qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng; mức lương công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5% hoặc 7% mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương, trong điều kiện lao động bình thường, đã ảnh hưởng đến chính sách lương, cấu trúc thang, bảng lương của DN và không phù hợp với cơ chế thị trường.

Phương án 1: Quy định mang tính chất định tính để DN và công đoàn cơ sở thương lượng, xác định giá trị cụ thể (bỏ quy định 5%). Cụ thể: “Số bậc của thang lương, bảng lương do DN quyết định căn cứ vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi.

Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng”. Phương án 2: Vẫn quy định khoảng cách mang tính định lượng, nhưng giảm mức từ 5% xuống 3% để tính tới bãi bỏ quy định này.

Cụ thể, “Số bậc của thang lương, bảng lương do DN quyết định căn cứ vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 3% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.

Nhiều DN xây dựng thang bảng lương theo thâm niên (để bảo đảm khoảng cách ít nhất 5%), dẫn đến không khuyến khích trả lương theo công việc mà trả theo thâm niên, người có thâm niên nhiều thì phải trả lương cao, chi phí đóng bảo hiểm xã hội cao (cùng làm một công việc nhưng DN phải trả lương, chi phí bảo hiểm cho người lao động làm 15-20 năm cao gấp 2-3 lần người mới vào làm việc). Thực trạng này dẫn đến DN không muốn sử dụng lao động có nhiều thâm niên, tìm nhiều cách để sa thải lao động để tuyển lao động mới.

Bên cạnh đó, Bộ Luật Lao động đã quy định 3 hình thức trả lương là thời gian, sản phẩm và khoán, trên cơ sở đó Chính phủ đã quy định chi tiết tại Điều 22 Nghị định 05/2015/NĐ-CP: Trả lương theo sản phẩm được trả căn cứ vào định mức lao động; đối với công việc theo thời gian, công việc khoán thì tiền lương được trả căn cứ vào thời gian làm việc hoặc khối lượng, chất lượng công việc phải hoàn thành.

Vì vậy, thực tế DN chỉ quy định định mức lao động đối với công việc hưởng lương sản phẩm, còn người hưởng lương theo thời gian thì DN xác định định biên lao động, người hưởng lương khoán thì theo định mức khoán.

Trong khi đó, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP quy định nguyên tắc xây dựng định mức lao động được áp dụng chung, nên không phù hợp với các hình thức trả lương của DN theo quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Quy định này cũng gây khó khăn cho DN, vì nếu không xây dựng định lao động để áp dụng cho tất cả các loại lao động áp dụng hình thức trả lương khác nhau thì sẽ bị xử phạt.

Bộ LĐTBXH cho rằng, các quy định nêu trên đã can thiệp và làm triệt tiêu thương lượng, thỏa thuận tiền lương trong DN theo nguyên tắc thị trường. Do đó, trong Đề án cải cách chính sách tiền lương định hướng thực hiện chính sách tiền lương theo đúng nguyên tắc thị trường, Nhà nước sẽ giảm dần và tiến đến bãi bỏ can thiệp (không ban hành nguyên tắc) vào xây dựng thang, bảng lương, định mức lao động của DN.

Chọn phương án nào hơn?

Theo dự thảo đang lấy ý kiến các bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân, Bộ LĐTBXH đề xuất 2 phương án sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7, Chương III như sau:

Phương án 1: Quy định mang tính chất định tính để DN và công đoàn cơ sở thương lượng, xác định giá trị cụ thể (bỏ quy định 5%). Cụ thể: “Số bậc của thang lương, bảng lương do DN quyết định căn cứ vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng”.

Theo Bộ LĐTBXH, phương án này có ưu điểm tăng quyền tự chủ cho DN trong việc xây dựng, quyết định việc xây dựng thang lương, bảng lương. Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm do khả năng thương lượng của người lao động còn hạn chế, sức ép về việc làm lớn, tổ chức đại diện người lao động chưa đủ mạnh dễ dẫn đến tình trạng DN ép tiền lương của người lao động ở mức thấp.

Phương án 2: Vẫn quy định khoảng cách mang tính định lượng, nhưng giảm mức từ 5% xuống 3% để tính tới bãi bỏ quy định này. Cụ thể, “Số bậc của thang lương, bảng lương do DN quyết định căn cứ vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi.

Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 3% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.

Phương án này có ưu điểm Nhà nước vẫn tạo ra sàn thấp nhất để tránh tình trạng DN ép tiền lương của người lao động ở mức thấp, nhưng có nhược điểm hạn chế quyền chủ động cho DN trong việc xây dựng, quyết định việc xây dựng thang lương, bảng lương, gây ảnh hưởng đến cấu trúc thang lương, bảng lương khi DN xây dựng. Trong điều kiện thị trường lao động, năng lực của công đoàn cơ sở, sức ép việc làm hiện nay thì cần có lộ trình thực hiện, vì vậy Bộ LĐTBXH đề nghị chọn phương án 2.

Bên cạnh đó, Bộ LĐTBXH cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 7, Chương III về mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề; sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 7, Chương III về mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Dự thảo Nghị định cũng đề xuất bổ sung vào trước khoản 1 Điều 8 như sau: “Định mức lao động làm cơ sở để trả lương cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ do doanh nghiệp xây dựng, đảm bảo các nguyên tắc sau đây”.

Căn cứ vào thực tế và để triển khai quy định tại Điều 241 Bộ luật lao động “người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 lao động được miễn giảm một số tiêu chuẩn, thủ tục theo quy định của Chính phủ”, đề nghị miễn, giảm thủ tục tham khảo ý kiến tổ chức công đoàn cơ sở, gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện đối với DN sử dụng dưới 10 lao động, Bộ LĐTBXH đề nghị bổ sung vào cuối điểm a, khoản 2 Điều 10 như sau: “Đối với DN sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan lao quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của DN.

Trường hợp DN sử dụng dưới 10 lao động chưa có tổ chức đại diện tập thể người lao động tại DN thì khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động, được giảm thủ tục tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động cấp trên cơ sở”.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động