Cách mạng Công nghiệp 4.0: Cơ hội lớn - Thách thức không nhỏ
Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Theo Gartner, “Cách mạng Công nghiệp 4.0” xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của Kỹ thuật số - Vật lý - Công nghệ sinh học. Yếu tố cốt lõi của nó chính là trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT) và dữu liệu lớn (Big Data).
Mô hình liên kết thông minh trong nhà máy công nghệ 4.0 (ảnh minh họa: Nasati) |
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên xuất phát từ thế kỷ 18 khi người ta biết dùng hơi nước và máy móc để thay cho sức người, cơ giới hóa sản xuất. Bước đột phá trong việc ứng dụng điện năng vào dây chuyền sản xuất và các mô hình sản xuất quy mô lớn tạo nên cuộc cách mạng thứ 2. Khi máy tính ra đời vào những năm 1970, bắt đầu cho một loạt thay đổi về cách người ta xử lý thông tin và tự động hóa bằng robot, cuộc cánh mạng thứ 3 được xướng tên.
Và bây giờ, chúng ta có cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hay còn gọi là Industry 4.0. Industry 4.0 mô tả về một môi trường mà máy tính, tự động hóa và con người nói chung sẽ cùng nhau làm việc theo một cách hoàn toàn mới. Những con robot, hay máy móc nói chung, sẽ được kết nối vào những hệ thống máy tính. Các hệ thống này sử dụng thuật toán machine learning để học hỏi và điều khiển máy móc, cần rất ít hoặc thậm chí là không cần sự can thiệp nào từ con người cả. Đây là lý do mà nhiều người gọi Industry 4.0 như là một "nhà máy thông minh". Và để có đủ dữ liệu phục vụ cho Industry 4.0, các máy móc phải "cống hiến" dữ liệu ngược lại về hệ thống trung tâm cũng như thu thập dữ liệu từ các nguồn bên ngoài thì quyết định được máy đưa ra mới chính xác. Đây chính là khái niệm Internet of Things mà chúng ta đã nghe nhiều trong thời gian qua.
Cơ hội và thách thức
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt, đột phá trong ngành Y dược, Nông nghiệp, Chế biến thực phẩm, Thủy sản, năng lượng tái tạo, vật liệu, hóa học và bảo vệ môi trường. Trên lĩnh vực vật lý, đó là sự ra đời của các sản phẩm công nghệ cao như: Robot thế hệ mới, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…), xe tự lái, máy in 3D và công nghệ Nano. Trí tuệ nhân tạo sẽ dần thay thế lao động phổ thông trong nhiều lĩnh vực.
Đưa công nghệ vào cuộc sống cho ta cuộc sống tiện nghi hơn. Con người sẽ được làm những việc vui vẻ, hấp dẫn, không bị nhàm chán, đảm bảo sức khỏe; những công việc nguy hiểm, môi trường độc hại sẽ có máy móc hỗ trợ. Môi trường sống của bạn sẽ tốt hơn. Khi đó chúng ta cũng có nhiều thời gian tận hưởng cuộc sống và dành cho gia đình. Trong sản xuất, công nghệ hiện đại sẽ giúp quá trình sản xuất nhanh hơn, chất lượng đồng đều, tốn ít sức người hơn, dữ liệu thu thập đầy đủ, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn. Áp dụng thành công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các công ty sẽ giảm được chi phí, tăng thị phần và lợi nhuận.
Máy móc sẽ thay thế dần lao động chân tay (Ảnh nguồn: Internet) |
Bên cạnh những cơ hội mở ra là những thách thức không nhỏ từ cuộc cách mạng 4.0. Các doanh nghiệp sản xuất, công nghệ hay dịch vụ cũng đang đón đầu ý tưởng mà Industry 4.0 mang đến để cải tiến từng bước trong quy trình hoạt động của mình. Có nhiều doanh nghiệp thích nghi nhanh và nắm bắt kịp xu thế công nghệ mới, tuy nhiên cũng có không ít các doanh nghiệp lo sợ rủi ro cao dẫn đến việc ngại đầu tư mở rộng, ngại chi tiền nâng cấp công nghệ và thuê nhân sự chất lượng cao nên họ giữ lại mô hình hoạt động như cũ.
Đối với một bộ phận lực lượng lao động, khi công nghệ và máy móc hiện đại giải quyết được phần lớn công việc mà không cần đến sự có mặt của họ sẽ dẫn đến tâm lý lo ngại công việc của mình sẽ bị máy móc chiếm mất nên họ phản kháng, không làm theo, không chấp nhận công nghệ mới, có thể tạo nên làn sóng đình công. Tình trạng thất nghiệp sẽ là một bài toán lớn cần được giải quyết.
Bên cạnh đó, ở vị trí, quy mô lớn hơn tầm quốc gia, một số chính phủ không thấy được tầm nhìn lớn và dài hạn, tạo ra nhiều rào cản thuế và phi thuế với các công nghệ mới khiến chi phí để triển khai những công nghệ này tăng cao, không khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ mới.
Ngoài ra, các thách thức về bảo mật, nhất là khi dữ liệu giờ có ở khắp mọi nơi, làm sao để dữ liệu được trao đổi một cách an toàn giữa các hệ thống cũng là một vấn đề cần được xử lý triệt để.
Giải quyết được những vấn đề trên, cuộc cách mạng 4.0 mới thực sự bùng nổ, làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, giải phóng sức lao động của con người và tạo ra bước phát triển đột phá cho nền kinh tế thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Công nghệ 02/11/2024 20:33
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập
Công nghệ 30/10/2024 19:06
Google bổ sung 15 ngôn ngữ bản địa châu Phi vào nền tảng dịch thuật
Công nghệ 30/10/2024 10:12
Sắp ra mắt mô hình AI mới mạnh hơn GPT-4 gấp 100 lần
Công nghệ 28/10/2024 10:43
Singapore đầu tư 270 triệu USD đào tạo nhân lực siêu máy tính thế hệ mới!
Công nghệ 27/10/2024 11:41
Meta thử nghiệm công nghệ mới chống lừa đảo bằng hình ảnh người nổi tiếng
Công nghệ 24/10/2024 16:07
Robot hình người STAR1 của Trung Quốc lập kỷ lục thế giới về tốc độ
Công nghệ 21/10/2024 08:25
Điểm mặt 5 chatbot AI miễn phí được nhiều người quan tâm
Công nghệ 16/10/2024 06:57
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công
Công nghệ 21/09/2024 09:53
Làm gì khi Windows tích hợp ứng dụng Microsoft Photos làm chậm máy tính?
Công nghệ 15/09/2024 11:01