Kinh tế chia sẻ: Mô hình kinh doanh “bùng nổ” trong kỷ nguyên 4.0
Taxi truyền thống và Uber, Grab: Thay đổi để tồn tại | |
Làm nên “Cách mạng tháng Tám” trong kỷ nguyên 4.0 |
Trước sự cạnh tranh này, mô hình bán lẻ ở Việt Nam, thậm chí đối với cả khâu quản lý sẽ gặp muôn vàn thách thức nếu không chịu thay đổi.
Kinh tế chia sẻ đã bắt đầu khởi phát
Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trong những năm gần đây, mô hình KTCS đã bắt đầu khởi phát và mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Với sự tích hợp của khoa học công nghệ, mô hình KTCS đã “biến” rất nhiều người “bình thường” trở thành những người kinh doanh, những người tư vấn, hướng dẫn viên “bất đắc dĩ”. Thậm chí, không ít người đã thành công từ mô hình kinh doanh mới mẻ này.
Grab một trong những mô hình KTCS đạt được thành công, tạo sức ép cạnh tranh với doanh nghiệp truyền thống |
Tại diễn đàn Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương cho rằng, làn sóng công nghiệp 4.0 sẽ đi cùng mô hình “Kinh tế chia sẻ - Sharing Economy” - mô hình thị trường kết hợp sở hữu và chia sẻ, dựa trên sự chia sẻ quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ nhằm gia tăng lợi ích cho các bên tham gia.
Trên thế giới, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dựa trên mô hình KTCS đã đạt được những thành công lớn. Trong đó, một số “ông lớn” trong mô hình này đã khẳng định được tên tuổi, thương hiệu và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của rất nhiều doanh nghiệp có mô hình kinh doanh cũ, đó là: Uber, Grab (dịch vụ taxi, xe ôm cộng đồng), KickStarter (gọi vốn cộng đồng), Triip.me (chia sẻ du lịch)….KTCS với tính ưu việt vốn có đã và đang tạo nên sức ép cạnh tranh vô cùng lớn với các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực, nhưng vẫn theo mô hình truyền thống.
Anh Nguyễn Hữu Tân – Chuyên gia Công nghệ Thông tin (Công ty Chứng khoán Bảo Việt) chia sẻ, hai yếu tố công nghệ quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần này là internet (Internet of Things) và công nghệ số (chuyển đổi số - digital transformation)”, cho phép tạo ra những giá trị số hóa và phương thức giao dịch.
Đây cũng chính là những yếu tố tạo nên mô hình KTCS. Từ những thuận lợi này, hiện nay chỉ cần ngồi ở nhà là người tiêu dùng có thể biết thông tin ở mọi nơi thông qua ứng dụng, tiện ích từ công nghệ thông tin mang lại.
Cũng theo anh Tân, nếu người tiêu dùng muốn di chuyển chỉ cần đặt lệnh theo ứng dụng, sử dụng dịch vụ xe cộng đồng, taxi công nghệ sẽ xuất hiện. Đối với những nhu cầu khác như du lịch, đặt vé máy bay, mua sắm…người tiêu dùng cũng dễ dàng lựa chọn bởi các phần mềm ứng dụng có tính tương tác cao, vừa thuận tiện, lại tiết giảm chi phí, thời gian, đặc biệt lợi nhuận cũng sẽ được chia sẻ lại cho các đối tác…
“Hiện nay xu hướng của người tiêu dùng đã thay đổi và nhiều người không còn khái niệm đến các chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ để mua đồ, sau đó là mang vác cồng kềnh về nhà nữa. Thay vào đó, họ chỉ cần ngồi ở nhà, truy cập ứng dụng, lựa chọn và trả tiền, mọi việc còn lại sẽ được chia sẻ với những đối tác dịch vụ.
Thậm chí, với mô hình KTCS, nhiều người tiêu dùng dễ dàng tương tác và kiếm được lợi nhuận thông qua các ứng dụng chia sẻ, thậm chí họ nghiễm nhiên trở thành những người kinh doanh, hướng dẫn viên du lịch, buôn bán…nếu họ có thời giản, có phương tiện, thời gian nhàn dỗi và cần kiếm thêm thu nhập, đó chính là lợi ích KTCS mang lại”, anh Tân cho hay.
Thay đổi để tồn tại
Có thể nói, khi mô hình KTCS bắt đầu xuất hiện cũng là lúc các dịch vụ như Uber, Grap, kinh doanh online, du lịch cộng đồng…áp dụng Khoa học kỹ thuật cũng ra đời. Trong khi người tiêu dùng háo hức với một dịch vụ vận chuyển hành khách, dịch vụ du lịch, kinh doanh được tạo ra và kiểm soát bởi công nghệ, thì cũng là lúc các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống nháo nhào tìm biện pháp “phòng vệ”. Kéo theo đó, hàng loạt các cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc và “đau đầu” nghĩ cách giải quyết cho một khái niệm mới, đó chính là KTCS.
Trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể thấy, việc KTCS hình thành và phát triển là điều tất yếu. Tuy nhiên, song song với mô hình đó là sự nở rộ của các dịch vụ “ăn theo” đã tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng với doanh nghiệp truyền thống. Trước sức ép trên, để tạo sự cân bằng trong kinh doanh và bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế nhận định, doanh nghiệp truyền thống buộc phải thay đổi và tính toán lại đường đi nước bước của mình nếu muốn tồn tại.
Đề cập đến những thách thức mà doanh nghiệp truyền thống phải đối diện, ông Phạm Đình Thưởng - Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) cho rằng, khi mô hình KTCS phát triển sẽ dẫn đến những khó khăn cần phải giải quyết đó là, làm thế nào để mặc định các đối tượng là cá nhân tham gia hoạt động “chia sẻ” đó và hai là xây dựng hành lang pháp lý cho những hoạt động đó, bao gồm cả việc thu thuế cho các hoạt động kinh doanh.
Cũng theo ông Thưởng, để có thể giải quyết những khó khăn trên, bên cạnh việc các doanh nghiệp truyền thống cần đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ trong quản lý, kinh doanh, thì Chính phủ cần phải xây dựng được những hành lang pháp lý để quản lý.
Theo đó, về mặt công nghệ, Chính phủ phải thiết lập được cơ sở dữ liệu thông suốt trong rất nhiều lĩnh vực liên quan đến dân số, việc làm, ngành công nghiệp, dịch vụ để có phản ứng kịp thời với những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề di chuyển lao động và giải quyết thất nghiệp. Về mặt chính sách, Chính phủ phải xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật trong rất nhiều lĩnh vực đang có xu hướng sử dụng công nghệ số mạnh mẽ như giao thông, y tế, môi trường, du lịch, thương mại điện tử…
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28