Thị trường bất động sản

Các “ông lớn” ồ ạt đầu tư

Quý I/2015, tín hiệu thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu có sự trỗi dậy khi dòng tiền 2,2 tỉ USD từ các nước EU đổ vào đầu tư. Trong khi đó, các “ông lớn” trong nước thì tìm kiếm dự án đầu tư ở các tỉnh. 
Bất động sản và những kế sách thoát…bất động
Doanh nghiệp Bất động sản tăng đột biến: Có “thổi lửa” cho thị trường?
3 loại hình bất động sản hấp dẫn nhất năm 2015

Hút nhà đầu tư từ EU

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) cho biết, tính lũy kế đến ngày 20/3, đã có 23 trong 28 nước thành viên EU đầu tư vào Việt Nam với 1.607 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 19,7 tỷ USD. Trong số đó, Hà Lan đứng đầu với 233 dự án, vốn đầu tư đăng ký 6,63 tỷ USD (chiếm 33,6% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam). Pháp đứng thứ 2 với 429 dự án, có vốn đầu tư 3,38 tỷ USD (chiếm 17,2%). Thứ 3 là Vương quốc Anh có 204 dự án với 3,18 tỷ USD (chiếm 16,2%). Đứng thứ 4 là Luxembourg có 32 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư là 1,57 tỷ USD (chiếm 8%).…

Xét theo lĩnh vực đầu tư, các nước EU đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Kinh doanh bất động sản đứng ở vị trí thứ 3 với 34 dự án đầu tư tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2 tỷ USD, (11,2%). Về sự chuyển động có dấu hiệu tích cực của lĩnh vực BĐS, ông Michel Tosto, Giám đốc dịch vụ cổ phiếu và trái phiếu - khách hàng tổ chức của Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt nhận định, điều này cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến Việt Nam. Lý do là, GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng, lạm phát thấp và đồng tiền của Việt Nam vẫn ổn định.

Ông Matthew Powell, Giám đốc Công ty TNHH Savills Hà Nội khẳng định, những tháng qua có thể nói là giai đoạn đáng nhớ đối với thị trường BĐS trong nước. Nó đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn để mở ra một chu kỳ mới dù thị trường còn rất nhiều vấn đề. Bên cạnh sự tích cực từ phía các chủ đầu tư, sức cầu cũng không tệ khi khối lượng giao dịch nhà ở tăng. Quy luật cung cầu đã thể hiện rõ dựa trên diễn biến của thị trường. Đối với người mua thì tâm lý cũng đã cải thiện rõ rệt. Vì thế thị trường BĐS năm 2015 được đánh giá là đang trên đà phục hồi, đặc biệt phân khúc căn hộ để bán được dự báo có sự phục hồi nhanh hơn. “Ngoài phân khúc văn phòng, các phân khúc khác như căn hộ dịch vụ, bán lẻ, khách sạn đều đang trong quá trình điều chỉnh để tiếp tục phát triển, sau khi đã trải qua rất nhiều thách thức, dường như cả chủ đầu tư cũng như các khách hàng đều đã định hình đường hướng đi cũng như các phương thức phát triển nhằm thích ứng với chuyển động của thị trường”, ông Matthew Powell nói.

Các DN tìm kiếm dự án ở các tỉnh

Trong khi dòng vốn ngoại đổ vào đầu tư lĩnh vực BĐS thì cũng là lúc các “ông lớn” tìm kiếm các dự án tại các tỉnh. Đầu tháng 3 vừa qua, Tập đoàn Vingroup đã đề nghị với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kế hoạch xây dựng trung tâm hành chính mới (phường Đông Hải) và khai thác quỹ đất tại khu hành chính cũ (phường Điện Biên). Theo kế hoạch nhiều hạng mục sẽ được triển khai như: Trung tâm thương mại, khách sạn cao 25 tầng và biệt thự liền kề trên tổng diện tích trên 50.000 m2. Dù chưa công bố chính thức con số vốn bỏ ra để đầu tư, nhưng nhìn về quy mô có thể thấy tiềm năng kinh tế tại địa phương bắc miền Trung chính là sức hút đối với "ông lớn" bất động sản này.

Các “ông lớn” ồ ạt đầu tư
FLC group đổ hàng nghìn tỷ đầu tư vào các dự án bất động sản tại Thanh Hóa

Trước khi Vingroup vào cuộc, tháng 7/2014, FLC group cũng đã khởi công dự án khu nhà hỗn hợp FLC Complex Thanh Hóa quy mô vốn 1.200 tỷ đồng. Đây là bước đi kế tiếp mà FLC group thực hiện tại tỉnh Thanh Hóa. Có vẻ như FLC group đã nhìn thấu tương lai của vùng đất Bắc miền Trung này nên đã triển khai nhiều dự án khủng. Bắt đầu là dự án nghỉ dưỡng 5.500 tỷ đồng đã được khởi công và trong bản ghi nhớ ký với UBND tỉnh Thanh Hóa trong năm 2014, FLC group cam kết sẽ đầu tư thêm dự án BĐS thuộc nhiều phân khúc tại địa phương.

Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Thành Đông cũng đang triển khai kế hoạch tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ là tỉnh Ninh Thuận. Thông qua hình thức đổi đất lấy hạ tầng, sau khi công viên biển Bình Sơn (Phan Rang, Tháp Chàm) được khánh thành tháng 10 năm ngoái, Cty Thành Đông cũng nhận được 5 ha đất để triển khai các hạng mục khách sạn, resort, khu đô thị phía đông... thành phố Phan Rang (thủ phủ Ninh Thuận). Tuy nhiên, thực hiện dự án tại vùng đất khô hạn như Ninh Thuận là không dễ. Song song với những dự án tại Ninh Thuận, Cty Thành Đông còn thực hiện dự án BĐS khác tại Hải Dương và loạt dự án nghỉ dưỡng tại vùng biển thuộc các tỉnh phía Nam.

Một trong những doanh nghiệp cũng “mặn nồng” với các dự án ở tỉnh là Công ty cổ phần đầu tư Dầu khí toàn cầu (GP.Invest). Doanh nghiệp này đang chuẩn bị triển khai dự án đô thị mới Tây Nam tại thành phố Việt Trì (Phú Thọ). Chủ tịch GP.Invest Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, lý do để có những quyết định đầu tư tại tỉnh trung du phía Bắc là do dự án nằm vị trí đẹp ngay giữa thành phố. Quan trọng hơn, sau khi có quỹ đất sạch, hạ tầng cơ sở hoàn thành việc bán đất nền sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được một phần vốn đầu tư. Dù vậy, ông Hiệp vẫn không kỳ vọng nhiều sức hút thị trường tại địa phương này, vì hầu như sức mua sản phẩm tại hầu hết các tỉnh vẫn kém, nhất là từ người dân bản địa.

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Max Việt Nam - chủ đầu tư của hàng loạt dự án tại Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long (Quảng Ninh) thừa nhận, đầu tư tại địa phương thuận lợi lớn nhất là chi phí xây dựng, giá đất lẫn giá bán đều rẻ. "Với các sản phẩm đặc thù, 40-60% khách hàng của công ty đến từ Hà Nội và TP HCM. Am hiểu thị trường để đáp ứng đúng nhu cầu của những người có tiền là trở ngại lớn nhất của mỗi nhà đầu tư. Không phải lúc nào đơn vị cũng có sẵn những nhân viên kinh doanh tư vấn giỏi, thuyết phục tốt", Tổng giám đốc Trần Đức Diễn cho hay. Cùng đó, do khoảng cách địa lý chủ đầu tư thường phải tổ chức chương trình tham quan giới thiệu dự án, chi phí di chuyển khá tốn kém khiến tăng các chi phí truyền thông, bán hàng. "Đây cũng là điểm cạnh tranh mà các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hiện nay phải lưu tâm khi quyết định đầu tư tại các tỉnh", ông Diễn nói.

Trần Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.

Tin khác

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra các dự án chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng đề nghị kiểm tra các dự án chung cư tăng giá bất thường

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.
“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các chung cư có dấu hiệu tăng giá bất thường.
Nên mua vàng hay mua đất?

Nên mua vàng hay mua đất?

(LĐTĐ) Vàng và bất động sản đều là những lựa chọn đầu tư truyền thống, và trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang chạm đáy, thì giá vàng và nhà chung cư tăng nóng từng ngày.
Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

Bất động sản đang bị "ngáo giá" hay khủng hoảng phân khúc?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây khi câu chuyện bất động sản “phi mã” vẫn đang nóng từng ngày, thì câu chuyện chung cư “một mình một đường tăng giá” lại đáng chú ý hơn. Theo các chuyên gia kinh tế, chuyện “thổi giá” là một phần khiến chung cư “phi mã”, nhưng phần lớn do khủng hoảng phân khúc khi nhu cầu của người dân ngày càng tăng, nhưng dự án chung cư giá “bình dân” lại vắng bóng.
Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

Đấu giá quyền sử dụng đất: Nếu làm tốt hiệu quả sẽ rất cao

(LĐTĐ) Với tính pháp lý rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, mức giá phù hợp, đất đấu giá tại nhiều địa phương của Hà Nội đang ngày càng được nhiều người dân quan tâm tìm hiểu. Trong điều kiện lý tưởng, việc hoàn thành các phiên đấu giá đất không những tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn giúp dẫn dắt thị trường; ngược lại, nếu làm không tốt, dễ dẫn đến tình trạng đầu cơ, tạo bong bóng bất động sản.
Người mua “choáng” vì giá nhà

Người mua “choáng” vì giá nhà

(LĐTĐ) “Đua” cùng giá vàng, sau Tết, bất động sản bất ngờ tăng “phi mã” khiến những ai đang có nhu cầu mua đều “choáng”. Nếu như năm ngoái, nhiều người còn chần chừ chưa quyết định mua chung cư, nhà đất gần nội thành, thì đến nay, chung cư vùng ven cũng chỉ là “giấc mơ” xa vời.
Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

Khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu nhà giá rẻ

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục "nghịch lý" thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp; giải quyết tình trạng "thổi giá", "đẩy giá" để cung và cầu gặp nhau…
Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

Bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản

(LĐTĐ) Sáng 5/3, dự thảo về Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản đang được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng đã có sự điều chỉnh. Dự thảo mới đã lược bỏ đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ tại Điều 7.
Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

Đề xuất 3 phương án xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ

(LĐTĐ) Hiện, Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023, theo đề xuất mới của Bộ sẽ có 3 phương án để xác định cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ.
Xem thêm
Phiên bản di động