Buồn vui bến gốm sông Hồng

Bến gốm (xã Tứ Liên – Tây Hồ - Hà Nội) là tên gọi quen thuộc của một cụm cư dân nhỏ hiện đang sinh sống trên những con thuyền ven sông Hồng. Nghề buôn gốm truyền thống đang dần trở nên thất thế, những khoang thuyền không còn đầy ắp hàng hóa như 10 năm về trước mà bỗng trở nên nhàn rỗi bởi chỉ chuyên tâm vào một nhiệm vụ duy nhất là nơi che nắng che mưa.

Chật vật mưu sinh

Men theo những con đường ngoằn nghèo quanh làng đào quất Nhật Tân, xuyên qua chợ Tứ Liên là tới bến gốm. Xóm sông nước này đang có khoảng hơn chục hộ gia đình sinh sống tạm bợ trên những con thuyền sắt cũ kỹ, hoen gỉ. Từ nhiều năm nay, người dân xóm này sinh sống bằng nghề buôn bán đồ gốm dọc sông Hồng. Những chiếc thuyền sắt trước đây vừa là phương tiện để trung chuyển hàng hóa, vừa là nơi ăn chốn ở của những gia đình bám nghề. Khoảng 5 năm trở lại đây, do mực nước sông Hồng ngày một cạn kiệt, “nhà” của người dân xóm gốm đành thôi kiếp lênh đênh mà cập bến dài hạn để “an cư lạc nghiệp” ngay tại bến sông quanh năm đỏ ngầu phù sa.

Tâm sự với chúng tôi, ông Phạm Hạ (Lập Thạch – Vĩnh Phúc), một cư dân lâu năm của bến gốm kể: “Cuộc sống sông nước cũng không khác dân chài là mấy và mặt hàng dùng để trao đổi buôn bán là thứ đồ nặng cân lại dễ vỡ như bát đĩa, bình lọ...Do khoảng cách địa lý lại xa xôi nên hầu hết thuyền bè đều được đóng bằng sắt, hoặc đúc xi măng chắc chắn và gắn máy để đẩy nhanh tốc độ. Đồ gốm, sành hầu hết đều của Bát Tràng, Hải Dương...xuôi ngược về tận Phú Thọ, Tuyên Quang...”. Mọi giao dịch mua bán đều diễn ra ven sông nên bến gốm luôn rộn ràng tấp nập. Việc buôn bán kinh doanh chỉ xoay quanh con thuyền của gia đình. Khách quen thường tìm xuống tận nơi để xem hàng và mua giá gốc.

Khoảng vài năm trở lại đây, do điều kiện buôn bán khó khăn, phần lớn cư dân bến gốm rời thuyền chuyển sang kinh doanh trên cạn như thuê bãi hoặc thồ hàng đi bán dạo. Hiện nay, thuyền chỉ còn là phường tiện để ăn ở, sinh hoạt còn mọi mưu sinh đều dần chuyển lên bờ. Diện tích đủ để xoay sở kinh doanh được tính bằng “hàng ngô” ở bãi sông Hồng (mỗi hàng khoảng 65 phân). Chỉ cần từ 3 – 4 hàng ngô với mức giá thuê từ 3 – 4 triệu/năm kèm theo một tấm bạt sơ sài là người bán đã có thể bày la liệt đủ các mặt hàng gốm sứ. Hàng của người dân bến gốm được lấy từ gốc, đa dạng về mẫu mã, chủng loại nên giá cả vì thế cũng rất phong phú, từ vài chục ngàn đồng cho tới tiền triệu. Đặc biệt hàng ở đây khá hút khách bởi có nhiều mặt hàng giá rẻ do lỗi do thợ nặn vụng hoặc nung quá lửa.

Tạm bợ sinh nhai

Tập trung nơi bến gốm chỉ khoảng hơn chục “nóc nhà” là những con thuyền sắt cũ kỹ, bé toen hoẻn. Nhà nào sang lắm cất mái cao thì có thể cơi nới thêm khoang lỡ. “Có những hôm hàng cất về chưa kịp đưa ra chợ hoặc đóng xe thồ đi bán dạo thì toàn bộ khoang chính đều là nơi chứa hàng, cả gia đình vợ chồng con cái đều rút lên khoang lỡ để sinh hoạt. Từ ngày cơi nới được thêm diện tích này, tụi nhỏ thích lắm, đi đâu cũng khoe nhà có gác lửng…”, chị Hồng một cư dân bến gốm buồn thiu cho biết. Mục sở thị cuộc sống tạm bợ, giản tiện tới mức tối thiểu chúng tôi không khỏi ái ngại về những phiền toái trong sinh hoạt của những người dân nơi đây. Bà Lụa (vợ ông Hạ) cho biết, điều kiện ăn ở chật chội lâu dần rồi cũng quen nhưng tốn kém nhất vẫn là chi phí cho khoản điện, nước...

Bếp ăn ngay cạnh công trình phụ do sông Hồng đảm nhiệm hệ thống thải rất mất vệ sinh

57072

Từ khi lập bến cho đến nay, bến gốm vẫn được coi là khu vực sống tạm bợ. Mặt khác việc đưa nguồn điện, lập công tơ riêng xuống tận bến thuyền còn nhiều khó khăn, phức tạp nên nguồn điện hầu hết đều được đấu nối thủ công để mua lại điện của các hộ dân trên bờ với giá 5.100 đồng/số, gấp đôi mức giá điện kinh doanh thông thường. Buổi tối, hầu hết các thuyền chỉ dám thắp những loại bóng điện bé tẹo còn ti vi hầu như chỉ đắp chiếu để đấy. Quan sát quanh thuyền ông Hạ, hầu hết đồ đạc đều rất sơ sài, thiết bị sử dụng điện chỉ có một chiếc quạt máy cùng nồi cơm điện.

Trước đây, mọi sinh hoạt ăn uống, giặt giũ cho đến vệ sinh cá nhân, đều từ nguồn nước sông Hồng. Sau này cả xóm chung tiền làm giếng khoan thì nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng đỡ ô nhiễm hơn nhưng chi phí cho việc bơm nước từ giếng xuống thuyền với mức giá cắt cổ, một tháng mỗi hộ cũng hết gần 300 nghìn đồng. Nguồn nước sạch để đun nấu đều được mua từ trên bờ với giá 4000 đồng/can (20 lít).  Nhà nào có con nhỏ mới dám dùng nước bình. “Chỉ tính riêng chi phí điện nước sinh hoạt hàng tháng cũng sấp xỉ... tiền thuê nhà trên bờ”,  ông Hạ nói.

Vài năm trở lại đây, chẳng hiểu thế nào bến gốm lại thu hút khá nhiều khách du lịch hiếu kỳ lui tới thăm thú. Chị Hồng – một cư dân xóm gốm kể: “Khách du lịch, hiếu kỳ ngỏ ý xuống tận thuyền để chứng kiến cuộc sống sinh hoạt của chúng tôi. Mỗi lần như thế, họ đều bồi dưỡng chút ít cho chủ nhân, khi thì một vài trăm. Cuộc sống tạm bợ kiểu này có khi lại khiến người khác tò mò, chẳng biết nên vui hay buồn nữa”.

Theo ông Nguyễn Văn Thắng ,  chủ một bãi đất ven Sông Hồng (ngõ 200 – đường Âu Cơ – Hà Nội) cho biết, hiện tại diện tích đất bãi ven sông được một số chủ dựng nhà để cho dân bến gốm thuê lại, phục vụ nhu cầu “cơi nới” thêm diện tích sinh hoạt. Đối với những trường hợp này chủ hộ đất có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng cho người thuê theo đúng quy định về pháp luật. “Cũng như các hộ sinh sống và thuê trọ bình thường khác, những người dân bến gốm khi rút lên thuê nhà trên bờ cũng sẽ được phường Tứ Liên (Tây Hồ - Hà Nội) tạo điều kiện hỗ trợ về điều kiện sinh hoạt như: lắp đồng hồ để sử dụng nước sạch, công tơ điện...theo giá quy định của nhà nước, không phải chịu mức chi phí quá cao từ việc mua nước sạch và đấu nối điện sinh hoạt như ở trên thuyền nữa...” ,  ông Thắng cho biết thêm.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

(LĐTĐ) Với phương châm “Ở đâu có người lao động, ở đó có tổ chức Công đoàn”, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Chính vì vậy, số lượng đoàn viên được kết nạp và số công đoàn được thành lập mới đã tăng đáng kể, quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo.
Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đang được các cấp Công đoàn Thủ đô tuyên truyền tới đoàn viên, người lao động bằng nhiều hình thức, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa năm 2024, những ngày vừa qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận tổ chức các giải: Bơi, Bóng bàn, Bóng đá, Kéo co và Cầu lông. Các Giải thi đấu đã và đang diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, thực sự là sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động.
Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/5, tại Khách sạn Sài Gòn – Kim Liên, Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thi Tiếng hát Karaoke công nhân, viên chức, lao động ngành Công Thương năm 2024.
Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm trang bị thêm kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho đoàn viên, người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm.
Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự lễ khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy hoạch phát triển Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại...

Tin khác

Hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng cải thiện bữa ăn cho gần 1.000 trẻ em và người cao tuổi khó khăn

Hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng cải thiện bữa ăn cho gần 1.000 trẻ em và người cao tuổi khó khăn

(LĐTĐ) Herbalife Việt Nam, một trong những công ty về sức khỏe và thể chất, vừa chính thức ra mắt Chương trình Casa Herbalife Việt Nam tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Nhân đạo Quê Hương (tỉnh Bình Dương) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng.
Công việc của những người “bắt mạch ông trời”

Công việc của những người “bắt mạch ông trời”

(LĐTĐ) Hằng ngày, mọi người đều quan tâm và cập nhật tình hình thời tiết, thế những làm sao để ra được một bản tin dự báo thời tiết và cán bộ khí tượng thuỷ văn làm những gì thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là chùm ảnh về một số hoạt động của cán bộ khí tượng thủy văn tại Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ.
Cá kho Vũ Đại - Hương vị làng quê vươn mình ra “phố”

Cá kho Vũ Đại - Hương vị làng quê vươn mình ra “phố”

(LĐTĐ) Về thăm quê hương của nhà văn Nam Cao, từ xa, du khách đã nghe thấy tiếng khung cửi đều đều, dồn dập. Hai bên đường làng là những vườn chuối, vườn hồng xanh mướt, thoảng trong gió khói bếp lững lờ bay phảng phất mùi cá kho làng Vũ Đại thơm lừng, hấp dẫn. Giờ đây cá kho Vũ Đại không chỉ là món ăn quen thuộc của riêng dân làng mà đã trở thành thứ đặc sản trứ danh khắp cả nước, cũng là nhờ công sức, nỗ lực đưa niêu cá làng của người dân huyện Lý Nhân đến với các thực khách gần xa.
Nestlé tăng cường áp dụng nông nghiệp tái sinh, tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính

Nestlé tăng cường áp dụng nông nghiệp tái sinh, tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính

(LĐTĐ) NESCAFÉ - nhãn hiệu cà phê lớn nhất của Tập đoàn Nestlé, và là một trong những nhãn hiệu cà phê được yêu thích trên thế giới vừa công bố Báo cáo tiến độ chương trình NESCAFÉ Plan năm 2030 lần thứ hai. Báo cáo cho thấy, việc tăng cường áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh giúp cải thiện năng suất và giảm phát thải khí nhà kính (KNK).
Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới

Làng trống Đọi Tam: Để thanh âm dân tộc vang vọng trong thời đại mới

(LĐTĐ) Từ xa xưa, trống đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Âm thanh vang động của tiếng trống không những tạo nên bầu không khí rộn ràng, náo nhiệt cho các lễ hội, nghi thức mà còn là biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực, tinh thần đoàn kết và bản sắc văn hóa của dân tộc. Xuất hiện từ hơn 1.000 năm trước, tiếng trống làng Đọi Tam (tỉnh Hà Nam) vẫn vang vọng tới tận bây giờ, như một dòng chảy văn hóa bền bỉ, âm thầm hiện hữu giữa đời sống hối hả hiện nay.
Người đưa niêu cá làng Vũ Đại ra thế giới

Người đưa niêu cá làng Vũ Đại ra thế giới

(LĐTĐ) “Bỏ phố về làng” để bắt đầu khởi nghiệp là chuyện xưa nay không hiếm gặp ở người trẻ. Nhưng có lẽ ít ai dám can đảm như anh Nguyễn Bá Toàn - Chủ cơ sở sản xuất Cá kho Bá Kiến, Giám đốc Công ty TNHH Đặc sản Việt Nam hiện tại khi quyết định từ bỏ công việc vốn đã gắn bó và ổn định với mình từ bấy lâu để khởi nghiệp chỉ qua một lần thưởng thức món ăn. Để xuất khẩu được niêu cá làng ra thị trường quốc tế, hành trình này đối với chàng trai ấy chưa bao giờ dễ dàng.
Nỗ lực nhiều hơn để mọi trẻ em được uống sữa

Nỗ lực nhiều hơn để mọi trẻ em được uống sữa

(LĐTĐ) Đó là chia sẻ của Vinamilk khi khởi đầu hành trình Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm nay, với chuyến đi đến với gần 1.500 trẻ em vùng cao tỉnh Điện Biên. Bền bỉ mang sữa đến cho trẻ em suốt 17 năm qua, Vinamilk đã hỗ trợ hơn 500.000 trẻ em trên khắp cả nước, với hơn 42 triệu hộp sữa được trao đi.
Ý nghĩa của đại lễ Phật Đản

Ý nghĩa của đại lễ Phật Đản

(LĐTĐ) Lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng Tư.
Sẽ thu thập sinh trắc học mống mắt khi làm thẻ căn cước

Sẽ thu thập sinh trắc học mống mắt khi làm thẻ căn cước

(LĐTĐ) Luật Căn cước được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024. Luật Căn cước có 7 chương và 46 điều. Trong đó, về thông tin sinh trắc học mống mắt quy định tại Điểm b, khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước nêu rõ: “Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước”.
Những lời chúc hay và ý nghĩa nhân Ngày của Mẹ

Những lời chúc hay và ý nghĩa nhân Ngày của Mẹ

(LĐTĐ) Ngày của Mẹ - hay còn gọi là Ngày hiền mẫu, tiếng Anh là Mother's Day - là ngày để kỷ niệm, tôn vinh những người mẹ trên toàn thế giới. Những người mẹ sẽ rất cảm động khi nhận được lời chúc hay và ý nghĩa từ các con.
Xem thêm
Phiên bản di động