Hà Nội sẽ có hành lang tàu thủy buýt dọc sông Hồng
Thủ tướng chủ trì hội nghị về quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng Trục sông Hồng xác định là không gian cảnh quan xanh của đô thị Hà Nội Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng 3 thành phố trực thuộc Thủ đô |
Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, Hà Nội sẽ nghiên cứu điều chỉnh xây dựng phát triển đô thị hài hòa hai bên sông, trong đó lấy sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm. Đây là quan điểm mới trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ mới.
Với đô thị trung tâm lấy sông Hồng làm trục trung tâm, ưu tiên bổ sung, tăng cường khả năng kết nối giao thông qua các sông lớn, bổ sung thêm các cầu đường bộ, cầu đường sắt đô thị kết hợp đi riêng hoặc đi chung với cầu qua sông Hồng, sông Đuống, sông Đà.
Hà Nội cũng đề xuất xây dựng hành lang tàu thuỷ buýt dọc sông Hồng, kết nối hai bên bờ sông Hồng, vừa là phương tiện giao thông vừa là hành trình kết nối di sản văn hoá; chú trọng khai thác cảnh quan, không gian mở và du lịch văn hoá dọc sông.
Nghiên cứu điều chỉnh bổ sung quy mô, công suất quy hoạch cảng Hồng Hà trên sông Hồng, để đầu tư đồng bộ khu cảng cạn và cảng thuỷ nội địa, trung tâm logistic và kết hợp cảng du lịch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và trong khu vực.
Hà Nội đề xuất xây dựng hành lang tàu thuỷ buýt dọc sông Hồng, kết nối hai bên bờ sông Hồng. |
Về định hướng, thành phố sẽ phát triển 5 không gian phát triển đô thị: Đô thị trung tâm, gồm 2 tiểu vùng phía Nam và Bắc sông Hồng; đô thị Hoà Lạc, định hướng phát triển thành phố khoa học - đào tạo; đô thị Sơn Tây - Ba Vì phát triển văn hoá du lịch; đô thị phía Bắc gồm Sóc Sơn và một phần Đông Anh, một phần Mê Linh; đô thị phía Nam gồm Phú Xuyên, Ứng Hoà khi hình thành sân bay thứ 2 vùng Thủ đô.
Từ cơ sở này, để quy hoạch mạng lưới đường thuỷ, Hà Nội dự định bổ sung tuyến giao thông thuỷ phục vụ du lịch (du thuyền trên sông) hành trình văn hoá di sản từ Đền Hùng - Sơn Tây - Hoàng Thành - Cổ Loa - Phố Hiến.
Đề án cũng đề xuất điều chỉnh, bổ sung các tuyến cao tốc đô thị, đường sắt trên cao, đường trục đô thị kết nối đô thị trung tâm với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và cảng hàng không thứ 2 (dự kiến nâng cấp, điều chỉnh hướng tuyến đường trục phía Nam, đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên thành cao tốc đô thị kết nối).
Mạng lưới giao thông đường bộ cũng được bổ sung thêm các tuyến kết nối với các tỉnh, thành phố lân cận: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Về định hướng quy hoạch cảng hàng không, bên cạnh Nội Bài, Hà Nội dự định xây dựng cảng hàng không thứ 2 vùng Thủ đô; công suất 30-50 triệu hành khách/năm, diện tích 1.300-1.500ha; sẽ triển khai sau năm 2030.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49