“Bún mắng”, bún ốc, bún chả cùng lên truyền hình Mỹ
Video Tổng thống Obama ăn bún chả sắp chiếu trên CNN | |
Cuộc đời chìm nổi của “người ngồi ăn bún chả với Tổng thống Obama” | |
Món ngon Việt thêm nức tiếng trên đất Mỹ nhờ Obama |
Phần thứ 8 của loạt chương trình du lịch - văn hóa - ẩm thực “Anthony Bourdain: Parts Unknown” đã vừa lên sóng truyền hình Mỹ trở lại hồi đầu tuần này. Ngay trong tập đầu tiên phát sóng là sự xuất hiện của một nhân vật được chờ đợi nhất - Tổng thống Mỹ Barack Obama và điểm dừng chân không đâu khác, chính là Hà Nội.
Thực tế, tập phát sóng đầu tiên này đã được ghi hình từ hồi tháng 5 năm nay, khi ông Obama có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Trong chuyến công du này, ẩm thực gia Bourdain và ngài Tổng thống đã có cuộc gặp gỡ trò chuyện cởi mở bên trong một quán bún chả bình dân ở Hà Nội.
Dù vậy, phải tới giữa tập, ông Obama mới xuất hiện, còn nửa thời lượng đầu tiên dành để Bourdain đưa người xem đi dạo quanh Hà Nội. “Parts Unknown” là một trong những chương trình truyền hình dài kỳ ăn khách nhất của truyền hình Mỹ xoay quanh đề tài du lịch - văn hóa - ẩm thực.
“Part Unknowns” đã đoạt được những giải thưởng Emmy danh giá nhất của giới truyền hình Mỹ; và ẩm thực gia kiêm người dẫn chương trình Anthony Bourdain cũng là một trong những gương mặt được người xem truyền hình Mỹ rất yêu mến.
Sự khởi đầu của phần 8 với chuyến hành trình ở Hà Nội và sự xuất hiện của ngài Tổng thống được cho là một sự khởi đầu vui vẻ, dễ chịu. Hà Nội vốn đã luôn được Bourdain giới thiệu là một trong những địa danh khiến ông yêu thích nhất thế giới; và ông đã thường xuyên trở đi trở lại Hà Nội cũng như nhiều vùng đất khác của Việt Nam kể từ năm 2000.
Mở đầu cho tập phát sóng, ông Bourdain đã nhắc lại một câu trong cuốn tiểu thuyết “Người Mỹ trầm lặng” của nhà văn Anh Graham Greene rằng: “Người ta nói dù bạn đang tìm kiếm bất cứ điều gì, bạn cũng sẽ tìm thấy điều đó ở đây… Mùi: đó là điều đầu tiên gây ấn tượng với bạn, hứa hẹn mọi điều đổi thay trong tâm hồn bạn”.
Đối với ẩm thực gia Bourdain, mùi của Hà Nội là sự kết hợp của khói xe và… chả quạt: “Một khi bạn đã yêu mùi đó rồi, bạn sẽ yêu mãi”. Theo Bourdain, một mùi ấn tượng, sẽ rất có sức mạnh trong việc kết nối ký ức.
Nửa đầu của tập phát sóng, ẩm thực gia Bourdain đưa lại một góc nhìn toàn cảnh về Hà Nội với những dòng xe cộ không ngừng “tuôn chảy” trên các đường phố. Sau khi đã được chiêm ngưỡng “tay lái cứng” của Bourdain khi di chuyển trên đường phố Hà Nội bằng xe máy y như một người dân bản địa thứ thiệt, ông bắt đầu chuyển dịch sang ẩm thực của Hà Nội.
Trước tiên là món bún ốc. Còn gì dân dã hơn hình ảnh một ông Tây bình dị bưng bát bún nóng lên… húp nước dùng “sùm sụp” bên một góc phố vỉa hè? Bourdain đã khởi động cho chặng hành trình ẩm thực ở Hà Nội với món bún ốc theo cách dân dã nhất.
Xem tập đầu của chương trình, ngay cả những người sành về văn hóa ẩm thực của Hà Nội cũng sẽ phải mỉm cười ngưỡng mộ Anthony Bourdain bởi dù là người ngoại quốc, không am tường ngôn ngữ bản địa, nhưng Bourdain cũng biết tới những “quán mắng” trứ danh của ẩm thực đường phố Hà Nội. Ông đã tìm tới một quán “bún mắng” nằm gần khu phố cổ.
Biệt danh này xuất phát từ chị bán hàng kỳ quặc, thẳng tưng đến mức sẵn sàng mắng khách mỗi khi khách có điều gì… không vừa ý chị. Theo quan sát của Bourdain, chỉ cần khách chần chừ chưa gọi đồ ngay hay vô tình yêu cầu một thứ gì đó mà cửa hàng không có, người khách “tội nghiệp” đó sẽ phải lĩnh ngay cơn giận và những câu mắng mỏ của người bán hàng nóng tính.
Thực tế, những quán ăn “trứ danh” kiểu này không phải chỉ có một ở Hà Nội, và quán mà ẩm thực gia Bourdain ghé qua là một quán nằm ven khu phố cổ. Cảnh ghi hình ở “quán bún mắng” kết thúc với hình ảnh người bán hàng mặt mày cau có, trán vã mồ hôi, đang cáu bẳn vì một khách hàng nào đó, mà cũng có thể là chẳng vì cụ thể một khách hàng nào, chị càu nhàu vài câu không nghe rõ.
Đó là một “phong cách” bán hàng kỳ lạ khiến ẩm thực gia Bourdain cảm thấy rất thú vị trong cách nhìn cởi mở của ông về đời sống sinh hoạt văn hóa - ẩm thực của người dân thủ đô. Bức tranh ấy quả thực đã được ông khắc họa thật toàn cảnh, thú vị, chân thực và sống động.
Địa điểm thứ 3 mà Bourdain ghé qua trong chặng hành trình khám phá ẩm thực Hà Nội là quán… bia hơi bình dân. Đối với một người đàn ông “phủi bụi” như Bourdain, những quán nhậu bình dân của cánh mày râu là điểm đến hấp dẫn mỗi khi ông có dịp ghé qua Hà Nội, Bourdain cho thấy mình không kém sành sỏi hơn bất cứ người đàn ông nào đã sống lâu năm ở Hà Nội.
Ngoài ra, Bourdain cũng kịp tìm đến Vịnh Hạ Long để chiêm ngưỡng cảnh quan và đặc biệt là thưởng thức những món hải sản ở nơi đây. Cuối cùng, ông trở về Hà Nội để chuẩn bị cho một cuộc gặp đặc biệt…
Ở nửa tập sau, người xem sẽ được thấy sự xuất hiện của Tổng thống Obama với món bún chả chính là điểm nhấn ẩm thực cuối cùng của tập đầu tiên phát sóng. Dù đây là lần đầu ông Obama và ẩm thực gia Bourdain gặp gỡ, nhưng người xem có thể cảm nhận thấy họ như hai người bạn cũ lâu ngày gặp lại.
Nhìn ngắm những cửa hàng ven đường, những sạp nhỏ vỉa hè và những quán hàng rong của Hà Nội, ông Obama nhớ lại những năm tháng tuổi thơ từng sống ở Jakarta, Indonesia. Cậu bé Obama ngày ấy đã từng rất thích đi vào các khu chợ của Jakarta: “Bạn có thể mua rất nhiều thứ hay ho ở những cửa hiệu nhỏ bên lề đường như thế này. Tôi rất thích đi vào chợ, mặc cả và xem mình có thể mua được thứ gì”.
Sau đó, cảnh quay chuyển sang quán bún chả nằm trong khu phố cổ Hà Nội, hai người đàn ông ngồi bên một chiếc bàn nhựa màu xanh, cùng “cụng chai”, thưởng thức bia hơi Hà Nội và ăn bún chả.
Bourdain có hướng dẫn ông Obama một chút về cách ăn, nhưng với một người đã đi nhiều hiểu rộng như ông Obama, món bún chả không thể làm khó được ông về cách thao tác và ăn uống. Sự thành thạo và khéo léo của ông khiến ẩm thực gia Bourdain không khỏi ngưỡng mộ.
Bên bàn ăn giản dị, ông Obama nhận định rằng: “Có một sự thật cơ bản, đó là con người dù ở bất cứ đâu cũng đều khá giống nhau. Họ cùng có những giấc mơ và hy vọng”.
Khi ông thấy những chính trị gia của Mỹ như John Kerry và John McCain quay trở lại Việt Nam để “giảng hòa” với chính quá khứ mà họ từng có một thời ở đây, ông đã cảm thấy tràn đầy hy vọng cho tương lai thế giới.
“Tiến bộ không phải là một đường thẳng, sẽ có những khoảnh khắc xảy ra ở một phần nào đó của thế giới, nơi những điều tệ hại xảy đến. Nhưng, cần phải nói rằng, tôi nghĩ mọi thứ đang dần phát huy tác dụng”, những suy nghĩ đầy lạc quan, tin tưởng này của ông Obama, những thông điệp tích cực này, đã được ông nói ra trong quán bún chả Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40