Bố mẹ lơ mơ về “cậu nhỏ” của bé
Muốn chuyển đổi giới tính: Có nên hợp thức hóa? | |
Hãy giúp vị thành niên hiểu rõ về giới tính | |
Suýt tử vong vì tự phá thai | |
Gia tăng tình trạng nạo, phá thai ở tuổi vị thành niên |
Người lớn không nên bỏ qua việc thăm khám "cậu nhỏ". Ảnh: FB |
Nhiều người lớn “mù tịt” kiến thức sinh sản
“Nhiều bố mẹ đã sinh đến 2 con nhưng "mù tịt" những kiến thức sơ đẳng liên quan đến sức khoẻ, sinh lý thông thường của trẻ. Hay có gia đình chỉ chú ý đến vùng kín bé gái mà bỏ qua của bé trai với suy nghĩ: con gái dễ mắc viêm nhiễm, con trai đơn giản hơn nhiều. Kiến thức của bố mẹ về bộ phận sinh dục nam vừa yếu vừa thiếu”. BS Nguyễn Thế Lương- Phó Giám đốc BV Thận Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Nam học Andos - phải thốt lên.
BS Lương kể, trong quá trình thăm khám cho các bé trai, trường hợp hay gặp nhất là trẻ bị viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục do trẻ không được vệ sinh hằng ngày hoặc vệ sinh không đúng cách. Nhiều trẻ bao quy đầu cặn trắng đọng lại, có mùi hôi, viêm nhiễm. Thậm chí có những trẻ, cặn đã chuyển sang vàng, đóng hòn, đóng cục, dịch như bã đậu. Đặc biệt, có trường hợp cháu bé bị nhiễm khuẩn nặng, nhưng gia đình hoàn toàn không hay biết.
Bé trai T.T.A, 2,5 tuổi ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội được mẹ đưa tới khám với lý do: “cậu nhỏ” sưng to mấy hôm nay không rõ nguyên nhân. Quan thăm khám, BS Nguyễn Thế Lương phát hiện bao quy đầu chưa lộn chút nào, bít kín khiến quá trình vệ sinh không được làm sạch, nước tiểu đọng lại bên trong gây viêm nhiễm khiến “cậu nhỏ” tấy đỏ lên. “Khi ngứa trẻ có thói quen gãi, cấu nên tình trạng tổn thương, viêm nhiễm càng nặng”, BS Lương cho hay.
Đây mới là trường hợp hết sức bình thường ở trẻ mà người lớn không xử lý đúng cách. Chính BS Lương đã chứng kiến một ca biến chứng vì xử lý bao quy đầu không đúng cách. Bé Đ. N.M., 4 tuổi ở tỉnh Hưng Yên được gia đình đưa vào cấp cứu trong tình trạng nhiễm trùng “cậu nhỏ” khá nặng, sung vù, đau tức. Người mẹ kể: gia đình phát hiện M. hẹp bao quy đầu, gây khó khăn cho tiểu tiện. Tôi nghĩ cứ tự ở nhà lộn bằng tay cho bé là được nên đã dùng tay lộn ra. Thằng bé khóc kêu đau nhưng sốt ruột sợ để lâu mắc bệnh nên tôi ra sức dùng tay kéo, lộn. Nào ngờ lâu ngày “cậu nhỏ” bị tổn thương mà không biết, chỉ đến khi “cậu nhỏ” sưng vù có biểu hiện nhiễm trùng cả nhà mới hốt hoảng đưa bé đi vào viện.
Bệnh đơn giản dễ bỏ qua
Hẹp và bán hẹp bao quy đầu là một trong những tình trạng hay gặp nhất ở các bé trai. Việc xử lý “sự cố” không phức tạp nhưng cần làm sớm để cơ quan sinh dục trẻ được vệ sinh sạch sẽ. Nếu không được xử lý, các chất cặn bã tiết ra lưu lại trong bao quy đầu của trẻ lâu ngày, có thể lên tới hàng năm, sẽ gây ra hiện tượng viêm nhiễm, nhiễm trùng dương vật, nhiều trường hợp có biến chứng viêm ngược dòng lên bàng quang, thận sẽ đem lại hậu quả khó lường và để lại di chứng suốt đời cho trẻ.
“Ở hầu hết các bé trai, khoảng 3 tuổi, bao quy đầu có thể kéo lùi xuống một phần. Khi trẻ có dấu hiệu hẹp bao quy đầu bác sĩ tiến hành thăm khám và đưa ra hướng điều trị. Nếu trẻ ở mức độ nhẹ có thể nong, nặng hơn phải chích. Nếu trẻ có hiện tượng không tụt được bao quy đầu xuống hoàn toàn và thấy bé hay sờ bộ phận sinh dục thì bố mẹ nên đưa cháu đi khám để kiểm tra ngay lập tức bởi đây là hành vi bất thường ở trẻ và dấu hiệu trẻ có viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục”, BS Lương cho hay.
Trường hợp hẹp bao quy đầu nặng có thể gây ra đau đớn khi đi tiểu, bí tiểu, nhiễm khuẩn đường niệu và nhiễm khuẩn vùng da dương vật. Đến tuổi trưởng thành không được điều trị hẹp bao quy đầu nguy cơ ung thư dương vật cao sẽ hơn người bình thường. Hẹp bao quy đầu có thể gây rất đau đớn khi cương dương vật và giao hợp, bao quy đầu có thể bị chảy máu nhẹ hoặc và viêm nhiễm. Ở trẻ nhỏ, hẹp và bán hẹp bao quy đầu sẽ gây lưu lại chất cặn bã, có thể trong thời gian dài, khiến dương vật bị viêm nhiễm.
BS Lương khuyến cáo, việc khám bộ phận sinh dục cho trẻ cần được tiến hành 6 tháng một lần, bác sĩ có thể kiểm tra mức độ bị nhiễm khuẩn dưới bao quy đầu. Trong một số trường hợp viêm nhiễm nặng, có thể sẽ tiến hành cắt bao quy đầu tuy nhiên ưu tiên hàng đầu là tiến hành bóc tách và nong để tránh các chấn thương tâm lý và biến chứng nhiễm trùng cho trẻ. Đặc biệt, bao quy đầu không nên bị kéo xuống với lực mạnh có thể gây ra chảy máu hoặc tổn thương, thậm chí gây ra sẹo. Sẹo sẽ gây ra sự khó khăn khi kéo bao quy đầu xuống và khó giữ vệ sinh bên trong bao quy đầu cũng như có thể gây đau cho trẻ khi quan hệ ở tuổi trưởng thành.
Theo Lệ Hà/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00