Bia hơi ngày nắng nóng: Coi chừng vạ từ miệng
![]() | Quán bia vỉa hè lãi 100 triệu đồng mỗi ngày |
Đắt khách đầu hè
Anh Đỗ Tiến (khu chung cư Trung Hòa, Nhân Chính) cho biết, xu thế hiện nay của dân nhậu hướng vào 3 dòng bia hơi: Loại thứ nhất là bia bar (bia tươi với giá dao động từ 20.000 đồng đến 45.000đồng/cốc, tùy loại, bán ở các nhà hàng sang trọng hay quán bar). Thứ hai là loại bia truyền thống (bia hơi Hà Nội, uống vào cốc vại) và thứ ba là “bia cỏ” (bia hơi của các hãng tư nhân sản xuất, thường bán ở vỉa hè). Bia cỏ có giá rẻ hơn cả, chỉ từ 3000 đến 5000 đồng/cốc. “Bia hơi giá rẻ 3000đồng/cốc, chỉ bằng cốc trà đá, làm thêm đĩa củ lạc luộc. Uống no say chỉ mất khoảng hơn 20.000đồng. Nhưng loại này mỗi lần uống xong, đầu quay quay và mệt mỏi. Cảm giác, uống bia chẳng khác nào uống rượu có cồn công nghiệp”- anh Tiến nói.
Theo anh Tiến, không chỉ bia cỏ uống mới đau đầu mà ngay bia “xịn” đôi khi uống cũng bị đau, vì có thể do hệ thống bảo ôn không đảm bảo hoặc là khi khách hàng “ngà ngà”, bắt đầu “tây tây”, nhân viên nhà hàng sẽ “đấu” bia xịn với bia cỏ để tăng lợi nhuận, dẫn tới chất lượng bia bị đảo lộn. Còn đồ ăn ở đây, chưa bàn đến độ mất vệ sinh thì chất lượng của thực phẩm cũng không biết thế nào.
![]() |
Uống bia ở những quán bia cỏ, bia giá rẻ thì an toàn vệ sinh không đảm bảo khiến nguy cơ nhiễm các vi khuẩn khác rất cao |
Tương tự, anh Hà – một khách hàng uống bia hơi ở quán trên đường Nguyên Hồng khẳng định: Không hề có bia “xịn” 100%. Lý giải cho lời khẳng định chắc như đinh đóng cột ấy của mình, anh Hà bảo để có bia phục vụ các “thượng đế” trong những ngày nắng nóng như thế này, việc pha trộn giữa các loại bia với nhau ở các quán nhậu là chuyện bình thường. Nếu pha với bia có chút ít tên tuổi còn đỡ chứ pha với “bia cỏ” thì càng uống càng thấy khó “vào”.
Điều này là có cơ sở, bởi đơn cử như bia hơi Hà Nội, trên các đường, ngõ , ngách Hà Nội, đâu đâu cũng trưng biển bia hơi Hà Nội. Quán nào cũng đều khẳng định bia của quán là bia Hà Nội 100%, bia Hà Nội xịn... Thế nhưng, trước nhu cầu tăng đột biến trong dịp hè, đặc biệt là những ngày nắng nóng, để có bia phục vụ các “thượng đế” thì mánh lới đơn giản nhất mà các chủ quán hay dùng là pha bia của nhà máy với loại bia cỏ theo tỷ lệ 50/50 hay 60/40... tùy theo uy tín của quán.
Dạo một vòng quanh Hà Nội vào cuối chiều hè, ai cũng dễ dàng nhận thấy sự có mặt nhan nhản của các quán bia hơi. Giá bia ở những quán này không giống nhau, thường dao động ở mức 7.000 đồng đến 8.000 đồng/cốc (đối với mác bia hơi Hà Nội), từ 4.000 - 5.000 đồng/cốc (đối với bia Việt Hà), còn bia cỏ chỉ khoảng 3.000-3.500 đồng/cốc. Một trong những điểm đến được nhiều người lựa chọn là “ngã tư quốc tế” (Tạ Hiện – Lương Ngọc Quyến). Bia hơi ở đây không được xếp vào dạng thơm ngon nức tiếng nhưng nhờ giá rẻ, chỉ 5.000 đồng/cốc cùng không gian thoáng đãng, phong cách phục vụ chu đáo nên con phố này vào những ngày hè luôn đông nghịt.
Cẩn thận nhiễm độc
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội, “bia cỏ” hay còn gọi là bia gia công được sản xuất rất nhiều ở các tỉnh lẻ hay những khu dân cư thu nhập thấp vì có giá rẻ. Bia phố cổ cũng là loại bia gia công là chủ yếu. Uống bia ở những quán bia cỏ, bia giá rẻ thì an toàn vệ sinh không đảm bảo khiến nguy cơ nhiễm các vi khuẩn khác rất cao. Thực tế ông cũng đã gặp nhiều quán bia họ không rửa lại cốc vì đông khách, họ chỉ thu cốc vào rồi lại rót bia mặc cho cặn bia hay uống chung cốc. Nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường ăn uống như viêm gan A cũng có.
Giải thích lý do bia gây đau đầu, mệt mỏi sau khi uống bia, PGS Thịnh cho biết thực chất nguyên nhân gây đau đầu đó là chất diaxetyl. Trong bia cỏ, chất này có hàm lượng cao nên gây các biểu hiện như trên. Diaxetyl là một loại chất độc tự sản sinh ra trong quá trình biến đổi sinh hóa khi lên men. Chất này sẽ có nồng độ khá lớn trong những ngày đầu lên men nhằm tạo ra hương thơm cho bia và giảm dần vào các ngày sau đó. Những nhà sản xuất bia thường đảm bảo để cho các chất này giảm dần theo thời gian hay còn gọi là ngày ủ men bia.
Tuy nhiên, bia cỏ thường bị người làm bia cắt ngắn thời gian, không đảm bảo đủ quy trình nên chấy diaxetyl vẫn còn lại trong nước bia. Khi uống phải chất này, người uống cảm thấy đau đầu. Không chỉ rút ngắn thời gian lên men bia, bia cỏ còn được thay đổi công thức nguyên liệu. Ví dụ bia phải làm từ mạch thì người ta thay bằng nguyên liệu gạo, ngô, sắn… Chính các thành phần này làm cho bia cỏ không thể có chất lượng, mùi vị và màu đẹp như bia nhà máy.
Hơn nữa, trang thiết bị, công nghệ không đảm bảo quy chuẩn (hệ thống bảo ôn) cũng khiến cho nhiệt độ không ổn định, lên xuống thất thường cũng là một nguyên nhân gây nên các độc tố như diaxetyl và aldehyde cao khi ra bia thành phẩm. Vì thế, nếu không cẩn thận, tỉnh táo mà uống phải bia hơi không đảm bảo chất lượng sẽ rất dễ bị “vạ vì miệng”.
Thương Huế
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
Tin khác

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
Y tế 21/04/2025 14:36

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành
Y tế 21/04/2025 14:21

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51