Bí quyết để trẻ thành thật nhận lỗi
Lời xin lỗi và cảm ơn là phương thức biểu đạt lịch sự trong giao tiếp văn minh. Hãy giúp các con biết chấp nhận trách nhiệm khi sai lầm và tỏ rõ sự hối lỗi bằng lời nói xin lỗi. Điều này rất quan trọng, lời xin lỗi không chỉ là giúp trẻ nhận ra sai lầm mà còn giúp làm lành mối quan hệ với bạn bè, người xung quanh để tạo ra một khởi đầu mới.
1. Dạy trẻ cách biểu đạt khi mắc lỗi
Nói cho con hiểu khi đã hành động sai lầm, hãy thừa nhận nó. Khơi gợi cho trẻ cách mở lời khi mắc sai lầm, ví dụ: "Tớ xin lỗi vì đã hét vào mặt cậu. Cậu không có lỗi gì cả. Chỉ là tớ đang bực bội.” hoặc “Tớ xin lỗi đã làm hỏng đồ chơi của cậu, tớ không cố tình nhưng vẫn sai, tớ sẽ sửa lại cho”...
Hãy dạy điều này với bé nhiều lần, làm cho con hiểu: Trong cuộc sống ai cũng có thể mắc sai lầm, quan trọng là biết nhận lỗi và biết sửa chữa nó. Giải thích cho trẻ hiều rằng, bằng cách dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi, cuộc sống sẽ trở nên tốt hơn, lời "xin lỗi" của con không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, mà là sức mạnh đưa đến sự gắn kết. Ngay cả các "ông chủ" cũng nên xin lỗi nếu hành động của mình là không tốt.
2. Dạy con biết nhận lỗi ngay từ khi còn rất nhỏ
Trẻ mới biết đi, biết nói là thời điểm thẩm thấu nhanh nhất những điều mà bé nhận thức xung quanh. Nhanh chóng dạy con học cách ôm chặt, thơm má để xin lỗi khi đã làm tổn thương ai đó. Nếu bạn làm mẫu cho những sai lầm với con, ví dụ như ôm bé, thơm và nói “mẹ xin lỗi” khi không may làm đau trẻ hoặc chậm thay tã… con sẽ biết và hiểu dần cách biết bày tỏ sự hối lỗi khi mắc sai lầm.
3. Sự tha thứ sau lời xin lỗi
Việc xin lỗi và tha thứ là cần thiết sau khi khiến ai đó bị tổn thương. Đối với hầu hết các cuộc đụng độ hằng ngày của trẻ, hãy để các bé tự thu xếp với nhau trong sự “hòa bình”. Nên dạy con ngoài biết xin lỗi còn phải biết tha thứ. Bạn bè, gia đình luôn cần sự hòa hợp, thân thiết, khi người khác đã nói lời xin lỗi thì cần phải tha thứ, chỉ đơn giản bằng cách nói "không sao" hoặc "tôi tha thứ cho bạn".
4. Dạy con bộc lộ cảm xúc và sự chân thành khi xin lỗi
Một số bé chỉ học vẹt cách xin lỗi hoặc nói "tôi xin lỗi" một cách vô cảm để tránh bị la mắng hoặc để thoát khỏi vấn đề một cách nhanh chóng khi bị yêu cầu. Khi dạy con xin lỗi, hãy nói: “Cha mẹ không thể ép buộc con cảm thấy có lỗi. Chỉ có đứa trẻ biết mình cảm thấy thật sự có lỗi, biết nhận lỗi mới có thể thay đổi và tiến bộ. Khi con thực sự cảm thấy có lỗi và bộc lộ cảm xúc thật khi nhận ra lỗi lẫm của mình mới một cách chân thành mới dễ dàng được mọi người tha thứ”.
Theo Cẩm Tú/Dân Việt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21