Những hành vi cho thấy trẻ đang lo lắng

Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta rất khó biết được tại sao mình lại làm những việc đã làm hoặc nghĩ những điều đã nghĩ. Và đối với những đứa trẻ đang phải vật lộn với chứng lo âu, thì việc nhận biết những ý nghĩ hoặc hành động nào là do lo lắng và hành động nào là để đối phó với lo lắng thậm chí còn khó khăn hơn.
nhung hanh vi cho thay tre dang lo lang Triết lý nuôi dạy con vừa thành công vừa hạnh phúc
nhung hanh vi cho thay tre dang lo lang Đừng kiệm lời khen con

Trong một số trường hợp, cả trẻ và những người xung quanh thậm chí không nhận ra là đang phải chiến đấu với điều gì.

Chỉ đến khi lớn hơn, chúng ta mới nhận ra rằng một số hành vi bắt nguồn từ lo âu, suy nghĩ quá nhiều và sợ hãi có thể là do lo âu.

Dưới đây là những chia sẻ của nhiều người về những hành vi họ từng có khi còn là một đứa trẻ mà những người khác có thể không nhận ra rằng chúng thực sự mã hóa cho thông điệp: "Tôi đang lo lắng."

nhung hanh vi cho thay tre dang lo lang

1. "Luôn khóc vì những thứ dường như chẳng phải lý do vì tôi không thể chỉ ra hoặc diễn tả lý do tại sao mình lại cảm thấy sợ hãi như vậy" - Raye H.

2. "Tôi cắn và bấu vào cánh tay và bàn tay. Rất nhiều. Tôi đánh vào đầu mình, đại loại như vậy. Những việc ấy khiến tôi xao nhãng khỏi cảm giác bứt rứt khó chịu mà tôi không thể mô tả bằng lời". - Ethan B.

3. "Không đi hoặc không muốn đi dự sinh nhật bạn bè hoặc chỉ là những buổi tụ tập" - Nova H.

4. "Tôi luôn luôn cau có, nhìn xuống đất, giữ khoảng cách với người khác và không nói chuyện. Tôi lớn lên với chứng lo âu trầm trọng và thay vì để mọi người nhận ra điều đó thì tôi gần như hoảng loạn trước bất kỳ sự chú ý và trò chuyện nào, mọi người đã chọn cách tin rằng tôi chỉ là có thái độ hoặc cau có thô lỗ với họ"- Kellyann N.

5. "Tôi sẽ đứng ở cầu thang cả nửa tiếng đồng hồ lấy can đảm để hỏi cha mẹ tôi một câu hỏi rất bình thường. Tôi cắn góc những tờ giấy. Tôi luôn căn áo sơ mi. Tôi không nhận ra mình đang làm gì cho đến khi tìm hiểu được thế nào là lo lắng và trầm cảm"- Charles D.

6. "Tôi sẽ hỏi ‘Tại sao bạn lại hét vào mặt tôi?' ngay cả khi họ không làm vậy. Khi không hiểu nỗi lo âu của mình khi còn nhỏ, mọi thứ đều giống như sự kết thúc của thế giới và tôi đã tự điều chỉnh bản thân để nghĩ rằng mọi người lúc nào cũng nổi khùng với mình"- Sarah S.

7. "Tôi thường trốn sau chân bố khi còn nhỏ. Sau đó, khi không còn làm thế được nữa, thì tôi trốn sau bất cứ thứ gì có thể ở chỗ tôi có thể nhìn thấy những gì đang diễn ra; ngay cả khi đó chỉ là một cuốn sách. Thật ngạc nhiên là tôi lại cảm thấy an toàn đến thế đằng sau một cuốn sách. Ngoài rào cản rõ ràng, tôi có thể lạc vào một thế giới khác nếu muốn, hoặc có thể nhìn và nghe mọi thứ mà không cần phải tương tác"- Lauren D.

8. "Tôi cần biết chúng tôi sẽ làm gì từng giây phút trong ngày. Tôi cần biết là có một kế hoạch và nó là gì. Tôi không bao giờ có thể đi đâu đó tùy hứng mà không cảm thấy vô cùng lo lắng" - Carina A.

9. "Bất cứ khi nào phải phát biểu gì đó trong lớp, bàn tay tôi sẽ ướt đẫm, lưng tôi sẽ ướt đẫm, và tôi sẽ cảm thấy chóng mặt vàmuốn ốm. Tôi sẽ liên tục nhìn quanh và sau đó không thốt ra được lời nào" - Bethany M.

10. "Không ngủ. Tôi bị thuyết phục rằng nếu ngủ thì một điều gì đó khủng khiếp sẽ xảy ra cho gia đình tôi. Giống như tôi có thể cứu họ miễn là tôi còn thức"- Rosie F.

nhung hanh vi cho thay tre dang lo lang

11. "Tôi sẽ trốn trong phòng vệ sinh nơi mà tôi thường cảm thấy buồn nôn hoặc run lẩy bẩy. Tôi sẽ cô lập với những đứa trẻ khác và tạo ra thế giới tưởng tượng của riêng mình để chìm đắm trong nỗi sợ hãi. Tôi sẽ viện ra những lý do để không phải đi ra ngoài để ăn, chơi ở nhà bạn hoặc đi du lịch bởi vì tôi khó cảm thấy an toàn ở bất cứ nơi nào trừ ở nhà "- Kaitlin T.

12. "Đi ngủ. Bố mẹ nghĩ rằng tôi thật là ngoan khi tự đi ngủ, nhưng việc này thực ra là để tránh một tình huống nào đó khiến tôi lo lắng. Thường là khi có khách. Tôi nghĩ rằng mình đã điều chỉnh bộ não để đáp lại sự lo lắng bằng mệt mỏi vì cho đến nay, tôi biết khi nào mình đang hơi hơi lo lắng vì nó sẽ khiến tôi buồn ngủ"- Sharon E.

13. "Tôi bị lo lắng một cách ám ảnh rằng điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra trong đêm, vì vậy tôi thường xuyên chạy vào phòng ngủ của bố mẹ để bắt họ nhắc lại xem chúng tôi an toàn trong nhà như thế nào. Vì vậy, “Nhà mình sẽ an toàn chứ?' là mật mã của tôi cho “Con thấy lo lắng và cần một sự trấn an'"- Erika H.

14. "Hy nghỉ học vì không cảm thấy khỏe. Tôi đã luôn có các triệu chứng thể chất của lo âu, nhưng khi ấy tôi không biết đó là lo âu. Tôi đã bị đau ở sườn đến mức muốn lăn ra sàn và khóc. Tôi cũng là đứa trẻ yêu cầu giáo viên cho làm việc nhóm một mình. Tôi ghét hỏi mọi người xem họ họ có muốn làm việc với tôi hoặc có muốn trở thành bạn của tôi không, vì vậy tôi không làm"- Elodie G.

15. "Tôi sẽ mân mê mọi thứ. Đặc biệt là với các ngón tay. Hoặc đi qua chúng hoặc theo dõi các vết hằn trên da. Chỉ là tôi luôn giữ các ngón tay hoặc bàn tay cử động"- Janell R.

16. "Vào những ngày phải thuyết trình ở trường, tôi sẽ giả vờ bị đau chân hoặc bị ốm. Khi lớn hơn và đến tuổi thiếu niên, tôi thường trốn những buổi này”. - Jenny D.

17. "Đầu óc trỗng rỗng, đặc biệt là trong những cơn hoảng loạn hoặc lo lắng cao độ. Tôi không thể đếm được điều này đã xảy ra bao nhiêu lần trong lớp học và ở nhà" - Anna J.

18. "Tôi có xu hướng nói dối. Tôi nói dối để làm cho câu chuyện của mình có vẻ đáng chú ý và vui hơn. Không ai chú ý đến tôi bởi vì tôi là “cô gái to con” trong trường. Tôi không muốn mọi người nhìn thấy sự lo lắng bên trong con người tôi và chỉ muốn mọi người thích tôi. Một vài năm tư vấn về chứng lo lắng âu chắc chắn đã có ích cho tôi" - Cassie M.

19. "Cắn móng tay, yên lặng và bất cứ khi nào trở nên lo lắng, tôi sẽ tìm thấy những thứ trong phòng (đồ chơi) có vết bẩn hoặc bị vỡ và giấu chúng đi. Đó là cách tôi thể hiện ​​sự lo lắng của mình. Tôi cũng hay bứt rứt và dễ nổi cáu" - Hannah S.

nhung hanh vi cho thay tre dang lo lang

20. "Tôi chỉ rất đáng thương đối với mọi người khi tôi lo lắng – cay độc và gần như thô lỗ. Tôi cũng thấy đầu óc trống rỗng - thậm chí không phải là ngủ mơ giữa ban ngày – mà là tâm trí của tôi sẽ trống trơn như thể nó đang cố tìm nút reset lại" - Melissa H.

21. "Tôi đi hàng tiếng đồng hồ mỗi lần. Vì bất cứ lý do gì, đi và nghe nhạc làm tôi xao nhãng khỏi thực tế là tôi đang lo lắng. Vấn đề là ở chỗ gia đình thấy phiền lòng vì biết tôi như vậy, vì vậy họ cố ép tôi phải dừng lại, khiến tôi càng lo lắng hơn. Họ dường như không muốn hiểu rằng điều đó là nhu cầu, chứ không phải là ý muốn của tôi" - Marie J.

22. “Tôi thường xuyên bị đau bụng và buồn nôn, và thường nhắc đi nhắc lại rằng mình cảm thấy không khỏe như thế nào. Tôi sẽ lặp lại với bố mẹ rằng tôi biết có điều gì đó không ổn. Tôi hủy các kế hoạch thường là do nhát gan và tôi thường xin lỗi vì những điều không cần phải xin lỗi - đi bộ quá chậm, quên lấy cái gì đó, không nhận được điểm A, không đồng ý…"- Jessica G.

23. "Tránh giao tiếp bằng mắt, nói lắp bắp và kéo vào các gấu áo sơ mi là những hành vi nhìn thấy được khi còn nhỏ. Tôi cũng là người nói luôn miệng để bù đắp cho sự im lặng không thoải mái hoặc khó chịu với các tình huống xã hội" - Lauren J.

24. "Tôi cắn ngón tay cái và mân mê khắp chiếc váy lụa. Bác sĩ nha khoa đã phải lắp dụng cụ trong miệng tôi để không cho tôi căn ngón tay, nhưng ngay lúc này khi đã 30 tuổi tôi vẫn đang mân mê khắp chiếc vỏ gối. Nếu không được sờ gối thì tôi căn môi hoặc cắn móng tay" - Christina V.

25. "Tôi luôn muốn kéo/gãi tai, việc đó giúp tôi trấn tĩnh. Rất có thể vì nó khiến tôi quá tập trung vào những gì đang làm. Tôi cũng gãi đầu gối. Thậm chí bây giờ đã có vài chiếc quần jean của tôi bị sờn vì việc này "- Kayla H.

26. "Tôi dứt móng tay và bàn tay rất nhiều - tôi cảm thấy tự chủ khi làm điều đó. Tôi không biết tại sao, tôi luôn làm vậy. Nó cho tôi cảm giác an toàn, giống như một đứa bé có chiếc chăn quen thuộc khiến nó cảm thấy an toàn. "- Jessica H.

27. "Tôi luôn muốn ở nhà. Thậm chí tôi còn tìm cách phá hỏng các kế hoạch sao cho chúng tôi có thể ở nhà thay vì đi ra ngoài để ăn hoặc làm bất cứ điều gì. Nếu điều đó không thành công, tôi sẽ giả vờ bị ốm" - Rachel C.

28. "Thực sự cáu kỉnh khi bố mẹ không đón tôi đúng giờ, hoặc khi họ nói họ sẽ không đón tôi đúng giờ. Cũng đặc biệt liên quan đến trường học và xe buýt. Tôi sẽ cảm thấy bực bội, bắt đầu khóc và không thể giải thích cho bất cứ ai."- Claire W.

29. "Tôi sẽ bấu vào cánh tay đến mức bầm tím. Đó là một sự xao nhãng đối với bản thân vì vậy tôi sẽ không khiến người khác chú ý khi đang cố. Điều đó rất tệ, tôi phải mặc áo giữ nhiệt ngay cả trong mùa hè. Nó xảy ra gần như hàng ngày mà không có gì báo trước" - Felix T.

30. "Tôi sẽ nổi mẩn. Vẫn như vậy. Không biết là đã bao lâu rồi, cứ khi nào bắt đầu lo lắng thì tôi lại nổi mẩn. Ngay cả khi tôi cảm thấy 'tốt', mẹ tôi sẽ biết không phải như vậy vì tôi sẽ bị nổi mản khắp người"- Katrina G.

31. "Không ngừng lập danh sách, viết tay hoặc đánh máy các quyển sách, địa chỉ, lời bài hát. Mọi người khuyến khích điều này như bí quyết của một đứa trẻ có tổ chức, nhưng đó đã là và vẫn là một sự ép buộc. "- Emily G.

32. "Tôi liếm răng thật nhiều. Đủ để gây ra các vết loét. Cả nhà tôi đều cười việc đó. Nhưng tôi vẫn làm. Tôi không biết cách nói cho họ biết tôi cảm thấy thế nào" - Nikki P.

nhung hanh vi cho thay tre dang lo lang

33. "Cứ mỗi khi mẹ tôi đi chơi với bạn thì tôi lại đuổi theo bà, la hét và cầu xin bà đừng đi và bám riết lấy chân bà. Và khi bà rời đi thì tôi gào khóc đến mức phát ốm"- Riley S.

34. "Tôi sẽ đọc. Mọi người đều chấp nhận vì đó là những gì tôi luôn làm, nhưng chắc chắn là tôi đã sử dụng sách như một lá chắn trước phần còn lại của thế giới khi tôi không thể đối phó được "- Andrea S.

Theo Cẩm Tú/dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững

Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững

(LĐTĐ) Trong năm 2024, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời, đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm kịp thời đáp ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội

Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Chị Trần Thanh Hòa (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) hỏi: Công ty tôi có nhân viên mới ký hợp đồng làm việc chính thức từ tháng 11/2024 nhưng do sơ suất chưa được báo tăng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Bây giờ đơn vị muốn báo tăng BHXH, cần làm những thủ tục gì và có bị phạt không?

Tin khác

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play

(LĐTĐ) Ngày 20/12, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), phối hợp cùng Google chính thức ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” nhằm tăng cường bảo vệ người dùng trước các hành vi lừa đảo và đảm bảo an toàn trực tuyến tại Việt Nam.
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Trung tâm Y tế quận Hoàng Mai phối hợp với Chi cục Dân số Hà Nội tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số cho 152 cộng tác viên làm công tác dân số tại cơ sở trên địa bàn.
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025

(LĐTĐ) Tại Chương trình "Mùa xuân cho em" lần thứ 18 diễn ra tối nay (19/12), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, tổ chức, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số

(LĐTĐ) Mới đây, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Thanh Xuân tổ chức Điểm tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số và Kỷ niệm 63 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961 - 26/12/2024) với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ

(LĐTĐ) Bảy giờ sáng, bầu trời qua ô cửa vẫn đùng đục một màu xám ngoét, tôi co mình trong chiếc chăn bông dày xụ, với tay lấy điện thoại mà tưởng mình lỡ bỏ quên trong tủ lạnh đêm qua. Vừa vào Facebook, lòng tôi se sắt khi thấy dòng trạng thái của một cô bạn học cũ “Mất mẹ, con mất cả mùa xuân” kèm tấm ảnh chụp đoạn tin nhắn hai mẹ con thảo luận mẫu trang trí Tết năm nào. Dòng chữ dưới cùng tấm hình "bạn không thể nhắn tin với tài khoản này" thực sự xuyên thẳng vào tim tôi lạnh ngắt.
Độc đáo nghề làm hoa tre

Độc đáo nghề làm hoa tre

(LĐTĐ) Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vào mỗi dịp Xuân về, dân làng Vệ Linh (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn những giò hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh, cầu mong Ngài phù hộ, độ trì cho nhân dân sức khỏe, phúc lộc…
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

(LĐTĐ) Ngày 19/12, Hội và Quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400), Nền tảng thiện nguyện MB phát động chiến dịch gây quỹ cộng đồng ủng hộ người bị di chứng chất độc da cam/dioxin với thông điệp “Những mùa xuân nguyên vẹn”.
Xem thêm
Phiên bản di động