Triết lý nuôi dạy con vừa thành công vừa hạnh phúc
9 bí quyết nuôi dạy con trở thành thiên tài được lịch sử chứng minh | |
5 nguyên tắc cần tuân thủ nếu muốn con cư xử đúng mực, hiểu chuyện |
Trong một bài phỏng vấn mới đây trên báo Tiền phong, Tiến sĩ Lê Nguyên Phương cho rằng dạy con thành công rồi mà con không cảm thấy hạnh phúc thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Lời khẳng định của TS Lê Nguyên Phương cho thấy chỉ khi nào thành công và hạnh phúc đi liền với nhau thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Nhìn ra ngoài cuộc sống, chúng ta không khó tìm thấy các ví dụ về nhiều những người thành công nổi trội trong sự nghiệp, kinh doanh, họ có một số tiền lớn đảm bảo cho cuộc sống giàu sang, nhưng họ vẫn không hạnh phúc.
Và nhiều khi họ tìm vui trong những trò giải trí triền miên, những hoạt động để “xốc” lại tâm trạng như ăn uống, mua sắm bạt mạng… Thế mới thấy để vừa thành công vừa hạnh phúc là một điều rất khó.
Cha mẹ nào cũng mong mỏi nuôi dạy được những đứa con vừa thành công vừa hạnh phúc. (ảnh minh họa) |
Vậy làm thế nào để ngay từ khi con còn nhỏ, các bậc cha mẹ có thể có “chiến lược” để nuôi dạy được những đứa con vừa thành công vừa hạnh phúc khi con trưởng thành?
Tôi nghĩ rằng, sở dĩ chúng ta “lạc lối” trong quá trình tìm kiếm thành công là vì chúng ta đã định nghĩa sai về thành công. Chúng ta coi thành công tức là đuổi theo những thành tựu của người khác, chúng ta lấy tiêu chuẩn của người khác để áp vào bản thân mình. Trong khi đó, mỗi người lại có những thế mạnh khác nhau.
Do vậy, khi theo đuổi thành công của người khác, chúng ta dễ bị “hụt hơi”, mất sức. Thậm chí, kể cả khi chúng ta có với tới mức thành công như người khác, thì chúng ta đã làm rơi rớt những niềm vui, hạnh phúc trong quá trình theo đuổi ấy, nhất là khi chúng ta quyết tâm đạt mục tiêu một cách bất chấp, kể cả làm những việc trái đạo đức.
Thành công theo kiểu đó không được gọi là thành công vì cái giá của nó quá đắt, và thành công theo kiểu đó chắc chắn không thể mang lại hạnh phúc. Vậy, phải dạy con tiến tới thành công như thế nào để đảm bảo rằng con vẫn hạnh phúc trong quá trình đó và cả khi đạt mục tiêu đã đặt ra?
Đến nay, có nhiều chuyên gia giáo dục đã từng định nghĩa về thế nào là nuôi dạy con thành công, và tôi thấy định nghĩa này của Tiến sĩ Tâm lý học lâm sàng Laura Markham (Mỹ) rất bao quát: Nuôi dạy nên những đứa trẻ thành công không nhất thiết phải theo nghĩa là chúng sẽ gặt hái được nhiều thành tựu được xã hội công nhận, mà theo nghĩa là chúng luôn biết khám phá, trân trọng và chia sẻ giá trị riêng của bản thân trong suốt cuộc đời.
Cùng quan điểm đó, Tiến sĩ, bác sĩ Shimi Kang (Canada) khẳng định, thành công thực sự trong thế kỷ 21 là khả năng trở nên khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công dựa trên việc cống hiến cho cộng đồng thông qua việc mình làm, giúp thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Và việc cống hiến cho thế giới thông qua những tài năng độc đáo của chúng ta còn mang lại thêm một lợi ích khác nữa, đó là nó tạo động lực mạnh mẽ cho chúng ta.
Thành công dựa trên việc cống hiến cho cộng đồng thông qua việc mình làm, giúp thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. (Ảnh minh họa: Lớp học ở Phần Lan). |
Việc nuôi dạy con theo quan điểm cống hiến cho cộng đồng bằng tài năng độc đáo của riêng con sẽ đồng thời giúp đạt được mục tiêu con thành công và hạnh phúc.
Tác giả, diễn giả, bác sĩ Deepak Chopra (sinh năm 1946, được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 nhân vật của thế kỷ 20) từng chia sẻ rằng ông nuôi dạy hai con ngay từ nhỏ với lối tư duy rằng mỗi người có một tài năng đặc biệt duy nhất và cách thức đặc biệt duy nhất để bộc lộ nó.
Khi con còn nhỏ, bác sĩ người Mỹ gốc Ấn Độ Deepak Chopra đã nói với các con nhiều lần rằng con có mặt trên đời này là có lý do, và con phải tự tìm ra lý do đó cho mình. Ông bảo các con hãy tự hỏi mình làm thế nào để phục vụ được mọi người, và hãy tự hỏi xem đâu là tài năng đặc biệt của các con. Bởi các con có một tài năng đặc biệt duy nhất mà không ai có được, và các con có cách đặc biệt duy nhất để bộc lộ tài năng của mình, không giống bất kỳ ai.
Trong ảnh: Bác sĩ Deepak Chopra (giữa) và con trai Gotham Chopra (hiện là tác giả, nhà làm phim, doanh nhân) cùng con gái Mallika Chopra (hiện là tác giả, doanh nhân). |
Bác sĩ Deepak Chopra cho biết, được dạy theo lối tư duy này ngay từ nhỏ, khi lớn lên, các con ông đã vào học ở những trường danh tiếng nhất, đạt những điểm số cao nhất, vì chúng chú tâm vào việc chúng có mặt trên đời này là để cho đi thứ gì.
Theo Nguyên Chi/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50