Nguyên nhân trẻ thường nói dối và cách xử lý
Những nguyên nhân khiến trẻ hay nói dối | |
3 thứ bạn không nên chia sẻ với con trẻ |
Nuôi dạy con là một trong những thách thức khó khăn lớn nhất mà mỗi phụ huynh phải đối mặt. Tuy nhiên, những thách thức này cũng là một trong những hạnh phúc mà chúng ta sẽ cảm nhận được khi uốn nắn con trở nên ngoan ngoãn và trở thành người có ích trong xã hội. Một trong những khó khăn lớn nhất khi nuôi dạy con chính là khi trẻ bắt đầu nói dối cha mẹ.
Những lý do khiến trẻ nói dối là vì muốn chứng minh bản thân, muốn nhận được sự quan tâm, muốn có được sự công nhận từ gia đình và bạn bè.
Để giúp trẻ ngưng nói dối hãy áp dụng những cách sau đây:
1. Giữ bình tĩnh
Nếu bạn tức giận sẽ không giúp gì cho tình huống này. Và khi bạn la hét, mắng mỏ trẻ cũng không khuyến khích chúng chỉ nói sự thật. Chúng ta chỉ có thể phản ứng bằng cách bình tĩnh và tiếp cận tình huống như một cơ hội giảng dạy. Khi đang tức giận, bạn sẽ tập trung vào sự trừng phạt thay vì giúp trẻ học và hiểu không nên lặp lại lời nói dối nữa.
2. Đừng hỏi, hãy “bắt nọn” trẻ
Hãy tỏ ra đã biết sự thật và cho trẻ biết rằng bạn biết chúng đang nói dối. Nếu bạn tỏ ra đã biết trẻ đang lừa dối, chúng sẽ hiểu rằng lời nói dối đã không còn tác dụng. Hãy ra một hình phạt phù hợp để dăn dạy trẻ rằng những lời nói dối không thể kéo dài và rất khó che giấu.
3. Tìm lý do đằng sau hành động nói dối của trẻ
Hãy tìm lý do để biết biết tại sao trẻ nói dối, có thể do trẻ không muốn làm bạn thất vọng. Đào sâu hơn và tìm hiểu lý do tại sao trẻ lại quyết định có hành vi xấu và không mong muốn ngay từ đầu.
Có phải trẻ đang cố gắng để không thua kém với bạn bè? Có thể trẻ đang không muốn bạn buồn vì không được như bạn mong muốn?... Có thể vì những lý do này trẻ buộc phải nói dối. Hiểu được những lý do tại sao trẻ đưa ra quyết định nói dối sẽ giúp cha mẹ tìm ra cách giải quyết tốt hơn những tình huống mà con cảm thấy đang mắc kẹt.
4. Lập kế hoạch cùng nhau
Sau khi đã giải quyết xong vấn đề nói dối, biết được lý do và đưa ra hình phạt công minh, bạn nên cùng với trẻ lập ra các kế hoạch để cùng khắc phục những vướng mắc dẫn đến hành vi nói dối. Khi bạn cùng với con giải quyết vấn đề, bạn sẽ giúp trẻ thấy mình không bị bỏ rơi, cha mẹ vẫn thương yêu và ở bên cạnh ngay cả khi phạm phải sai lầm.
Cùng nhau khắc phục các vấn đề thông qua các tình huống khó khăn cũng là một cách để dạy trẻ các kỹ năng giải quyết xung đột trong hiện tại và trong tương lai. Trẻ sẽ học được sự tự tin và dễ dàng của một cuộc sống trung thực.
Việc dạy con sự trung thực vốn là việc nói dễ hơn làm. Với 4 bước này, bạn có thể dạy cho con những điều tốt lành từ sự thành thật cũng như xây dựng một mối quan hệ sâu sắc hơn giữa cha mẹ với con.
Theo Minh Châu/ danviet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21