BHYT học sinh, sinh viên: Tăng thêm tình nhân ái
BHYT chỉ là ... mơ ước của người nghèo! | |
Chỉ 2,5 triệu người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế |
Có bệnh mới thấy giá trị của BHYT
Chăm sóc con gái bị hẹp van tim đang điều trị tại bệnh viện Tim Hà Nội, anh Nguyễn Văn Tấn (trú tại huyện Ứng Hòa) bộc bạch, con anh đang học tại trường THPT Đại Cường, cháu bị bệnh tim từ nhỏ. Trước đây, gia đình đã đưa cháu đi khám tại bệnh viện Đa khoa Vân Đình, tuy nhiên thời gian gần đây bệnh của cháu nặng hơn nên đã đưa cháu đến khám và điều trị tại bệnh viện Tim Hà Nội. Gia đình rất khó khăn nhưng nhờ tham gia BHYT nên các chi phí khám, chữa bệnh của cháu được giảm đi rất nhiều. Rất đồng tình với chủ trương tham gia BHYT song anh Cường cũng mong muốn thời gian đóng BHYT ngắn hơn thay vì 15 tháng, như nhiều trường đang thu, để giảm bớt khó khăn cho phụ huynh vào dịp năm học mới.
Cũng có người thân đang điều trị tại bệnh viện Tim Hà Nội, chị Phạm Thị Hoa (Thái Nguyên) chia sẻ, con gái chị đang học lớp 3 trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Thái Nguyên có tham gia BHYT, cháu khỏe mạnh không cần dùng đến nhưng số tiền cháu đóng BHYT đã hỗ trợ cho bà ngoại mình đang phải chữa bệnh. “Chi phí khám, chữa bệnh rất lớn nhưng gia đình cũng yên tâm vì đã có BHYT hỗ trợ chi trả. Gia đình lại thuộc hộ cận nghèo nên được hỗ trợ đến 70% mức đóng. Tôi cũng rất mừng vì đã cho các con và người thân tham gia BHYT đầy đủ. Tuy nhiên tôi không hiểu vì sao năm nay số tiền đóng BHYT lại cao hơn mọi năm”, chị Hoa cho biết.
Nhiều trẻ thoát bệnh hiểm nghèo nhờ tham gia BHYT |
Không có con hay người thân đang phải khám, chữa bệnh nhưng anh Trần Văn Huy, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội, rất tán đồng ý nghĩa nhân văn của việc tham gia BHYT. “Con trai tôi đang học trường THPT Nhân Chính, buổi họp phụ huynh vừa qua tôi phải đóng góp gần 2 triệu đồng, trong đó có cả tiền BHYT của con. Tôi đồng tình phải tham gia BHYT vừa để phòng bệnh cho bản thân vừa giáo dục cho con tính trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng. Nhưng tôi thắc mắc trường học của cháu lớn thu 290.000 đồng, còn trường cháu thứ 2 đang học tiểu học lại thu gần 500 ngàn đồng.
Có thể thu phân kỳ
PGS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, cho biết: Đóng BHYT là văn minh vì đây là bảo hiểm toàn dân. Tính nhân văn ở chỗ không chỉ giúp cho bản thân khi bị ốm đau bệnh tật, nhất là khi bệnh nặng mà còn giúp cho nhiều người khác trong đó có người thân của mình. Hơn nữa tham gia BHYT là quy định của luật pháp, mọi người phải có trách nhiệm thực hiện. Cùng đó, ốm đau, bệnh tật, tại nạn, rủi ro là những vấn đề sức khỏe khó dự đoán, kể cả chi phí cho việc chữa trị là không thể biết trước. |
Trước những thắc mắc của phụ huynh về sự thay đổi mức đóng BHYT, trao đổi với PV báo LĐTĐ ông Lê Văn Khảm, Phó vụ trưởng vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết: Năm học 2015-2016 là năm đầu tiên HSSV thực hiện đóng BHYT theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Theo đó, mỗi học sinh phải đóng bảo hiểm y tế mức tiền tương ứng với 4,5% mức lương cơ sở thay vì 3% như trước. HSSV tham gia BHYT 12 tháng theo năm tài chính (1/1 đến 31/12), không đóng theo năm học như trước đây (tháng 9 hoặc tháng 10 và hết hạn sau 12 tháng) như hướng dẫn của liên Bộ Y tế - Tài chính tại Thông tư 41. Vì là năm đầu thực hiện việc chuyển đổi này, nên nhiều trường thu BHYT cho 03 tháng còn lại của năm 2015 và cả năm 2016. Tuy nhiên, việc đóng BHYT có thể thực hiện theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Như vậy BHXH các tỉnh, thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo hoàn toàn đủ cơ sở để thực hiện giải pháp thu 3 tháng BHYT còn lại của năm 2015 (10/2015 đến hết tháng 12/2015), sau đó mới thu của năm 2016. Từ năm 2016 trở đi, việc thu BHYT sẽ không tiến hành vào đầu năm học (trừ học sinh vào lớp 1 và sinh viên năm thứ nhất) nên sẽ tránh được áp lực tài chính cho các gia đình vào đầu năm học.
Tham gia BHYT, HSSV còn được khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại trường học. HSSV thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau, nếu các em thuộc hộ gia đình nghèo, dân tộc thiểu số, thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ 100% mức đóng; nếu HSSV thuộc hộ gia đình cận nghèo, ngân sách nhà nước cũng đảm bảo tối thiểu hỗ trợ 70% mức đóng. Như vậy, HSSV thuộc các đối tượng khó khăn đã được ngân sách nhà nước đảm bảo phần lớn kinh phí đóng BHYT. Bên cạnh đó, nếu HSSV là thân nhân của sĩ quan quân đội, công an cũng được nhà nước hỗ trợ toàn bộ 100% mức đóng. Còn lại HSSV khác cũng đang được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng. Chưa kể mức hỗ trợ này sẽ được tăng thêm khi được hỗ trợ của địa phương.
Tham gia BHYT cũng là trách nhiệm
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội, đóng bảo hiểm không có nghĩa là mình cho ai đó tiền mà đây là cho vào quỹ để dùng dần sau này. Nhà nước chỉ quản lý cho mình quỹ và khi nào mình có bệnh, con em mình có bệnh thì sẽ được hưởng. Nhiều phụ huynh không mặn mà sử dụng thẻ BHYT là vì con họ đang ở mức độ đi khám, còn trường hợp ốm nặng, phải điều trị dài ngày, mới thấy BHYT vô cùng quan trọng. Khi trẻ phải nhập viện, bị mắc những bệnh hiểm nghèo, thời gian điều trị dài, trừ một số ít gia đình có điều kiện, còn lại, với đại đa số người dân, BHYT vẫn có ý nghĩa như “phao cứu sinh” để có điều kiện trị bệnh đến cùng mà không lo gánh nặng về tài chính.
Đồng quan điểm với ông Tuấn, PGS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc bệnh viện E, cho biết: Đóng BHYT là văn minh vì đây là bảo hiểm toàn dân. Tính nhân văn ở chỗ không chỉ giúp cho bản thân khi bị ốm đau bệnh tật, nhất là khi bệnh nặng mà còn giúp cho nhiều người khác trong đó có người thân của mình. Hơn nữa tham gia BHYT là quy định của luật pháp, mọi người phải có trách nhiệm thực hiện. Cùng đó, ốm đau, bệnh tật, tại nạn, rủi ro là những vấn đề sức khỏe khó dự đoán, kể cả chi phí cho việc chữa trị là không thể biết trước.
Có thể nói BHYT là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện. Thông qua việc tham gia BHYT, HSSV được giáo dục nhân cách và lối sống nhân ái, chia sẻ khó khăn, đồng cảm với người không may gặp rủi ro. Đồng thời tham gia BHYT, HSSV yên tâm được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường học, tới khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các Sở Giáo dục, các trường đại học, cao đẳng hướng dẫn thu bảo hiểm y tế. Theo đó, Bộ Giáo dục yêu cầu các Sở giáo dục, các đại học, học viện... phối hợp với Bảo hiểm xã hội tại địa phương tổ chức thu bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên 6 tháng một lần và tránh thu tập trung vào thời điểm đầu năm học. Bộ Giáo dục cũng đề nghị liên Bộ Y tế, Tài chính sửa đổi, bổ sung, phương thức đóng Bảo hiểm y tế đối với đối tượng là HSSV là 3 tháng một lần. Thời gian thu vào khoảng đầu tháng 12 của năm dương lịch. |
Xuân- Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47