Bảy vi khuẩn gây bệnh “cứng đầu” kháng thuốc
Việt Nam là nước có tỷ lệ kháng thuốc gia tăng nhanh | |
Dụng cụ làm bếp có thể lây truyền vi khuẩn | |
Không nên tùy tiện lấy ráy tai | |
Thịt luộc chín xuất hiện màu đỏ do nấm hoặc vi khuẩn gây ra |
Theo tác giả Clare Ryan, chúng ta có thể ngăn chặn xu hướng nguy hiểm này bằng cách vệ sinh tay tốt khi thăm người bệnh, chỉ dùng kháng sinh khi có đơn bác sỹ. Với thầy thuốc, chỉ kê toa khi bệnh nhân thật sự cần.
Ý thức từ những hành động nhỏ như vậy có thể giúp ngăn chặn nguy cơ những bệnh có thể trở thành “kẻ giết người tiềm năng”. Sau đây là 7 loại vi khuẩn gây bệnh có khả năng kháng thuốc mà Clare Ryan cảnh báo:
Khuẩn tụ cầu vàng. |
Trực khuẩn lao
Tác nhân gây bệnh lao phổ biến ở thời kỳ cách mạng công nghiệp ở Anh. Bệnh phải được chữa trị bằng nhiều loại thuốc phối hợp, trong đó bắt buộc phải có một liều mạnh gồm hai loại kháng sinh isoniazid và rifampicin. Tuy nhiên, vi khuẩn đã phát triển khả năng kháng thuốc. Điều này dẫn đến việc xuất hiện một số ca bệnh hi hữu kháng được nhiều loại thuốc.
Cầu khuẩn lậu
Mọi người thường ái ngại khi nói về căn bệnh truyền nhiễm này, nhưng tác hại của nó không hề nhỏ. Mặc dù bệnh lậu có thể chữa trị một lần bằng penicillin và một số loại kháng sinh khác, vi khuẩn gây bệnh lậu đã phát triển khả năng kháng thuốc ở những cấp độ cao hơn và chỉ còn một loại kháng sinh duy nhất có thể chữa trị. Đáng lo là ceftriaxone, loại kháng sinh hiệu nghiệm cuối cùng cũng đang trở nên ít hiệu quả hơn.
Phế trực khuẩn Friedlander
Mặc dù không được biết đến nhiều, báo cáo gần đây của WHO về kháng thuốc kháng sinh lưu ý, Klebsiella pneumoniae đang trở nên phổ biến ở các bệnh viện. Vi khuẩn có thể gây ra hàng loạt bệnh như: viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, tiêu chảy. Đây là một trong những vi khuẩn thuộc nhóm ESKAPE (vi khuẩn gây nhiễm trùng trong bệnh viện) có khả năng kháng thuốc kháng sinh.
Tụ cầu vàng
Có lẽ là vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện phổ biến nhất hiện nay, còn được gọi là MRSA (Methicillin Resistant Staphylococcus Aureas - Tụ cầu vàng kháng Methicillin). Vi khuẩn này thường trú ngụ trên da hoặc trong mũi, cổ họng và thường gây nhiễm trùng da nhẹ như nhọt, chốc lở. Tuy nhiên, nếu da bị tổn thương, MRSA có thể gây nhiễm trùng máu nghiêm trọng.
Khuẩn liên cầu nhóm A-Streptococcus pyogenes
Nguyên nhân gây ra hàng loạt bệnh nhiễm trùng, nhưng phổ biến nhất là viêm họng và viêm amidan. Đến nay, tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn này chưa phổ biến. Để vi khuẩn không kháng thuốc, các bác sĩ thường không kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh viêm họng đối với những trường hợp do vi khuẩn gây ra, trừ trường hợp nghiêm trọng hoặc có khả năng diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Clostridium difficile
Vi khuẩn này thường được gọi tắt là 'C. diff ', tác nhân gây nhiễm trùng hệ thống tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, nóng sốt và đau bụng. Từ năm 2004 đến 2006 là khoảng thời gian bùng phát các chủng mới của vi khuẩn với khả năng kháng thuốc cao, lan rộng ở Mỹ, Canada, Anh và Châu Âu. Các chủng mới hoàn toàn trơ lì với kháng sinh fluoroquinolone, các báo cáo cũng cho biết vi khuẩn bắt đầu kháng các loại kháng sinh thay thế.
Trực khuẩn mũ xanh
Trực khuẩn mũ xanh là vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện phổ biến mặc dù ít người biết đến. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với những bệnh nhân có sức đề kháng yếu, bệnh nhân đang thở nhân tạo. Đây là bệnh khiến các bác sỹ đau đầu vì tính chất “cứng đầu” và khả năng kháng thuốc cố hữu. Tại Mỹ, ước tính mỗi năm có 51.000 ca nhiễm, trong đó có 13% trường hợp kháng thuốc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30