“Bắt bệnh” lấn chiếm vỉa hè, lòng đường: Có hay không việc "làm luật"?
Tạo điều kiện bằng cách "làm luật"
Theo tìm hiểu của nhóm phóng viên báo Lao động Thủ đô, tại những tuyến phố trung tâm thuộc khu vực phố cổ hay phố Triệu Việt Vương (quận Hai Bà Trưng) Bùi Thị Xuân, Yết Kiêu (quận Hoàn Kiếm)...để “thuê” một gian hàng khoảng 20 m2 kinh doanh, chủ cửa hàng phải chi trả từ 15 - 20 triệu/ tháng. Để tăng diện tích phần lớn các cửa hàng đều phải tận dụng tới mức tối đa diện tích vỉa hè trước cửa hàng để bày hàng hóa. Tại một quán cafe trên phố Triệu Việt Vương, chủ cửa hàng tranh thủ bày vài bộ bàn ghế ngay trên vỉa hè trước mặt. Khi được hỏi việc lấn chiếm vỉa hè như thế có bị lực lượng chức năng xử lý không, chúng tôi nhận được câu trả lời úp mở: "Phải làm luật hết đấy". Tuy nhiên mức phí cho việc làm luật bao nhiêu thì bà chủ này không tiết lộ.
Trên thực tế, không chỉ những cửa hàng lớn ngang nhiên lấn chiếm mà những gánh hàng rong chen chân kiếm sống trên vỉa hè cũng tỏ ra khá thuộc luật. Chủ một gánh bún đậu trên phố Yết Kiêu (đoạn giao với phố Nguyễn Du) xác nhận khá nhanh gọn về mức phí "đi đêm" là 6 triệu đồng/năm cho lực lượng chức năng. Tuy nhiên, không vì thế được yên vị để kinh doanh. Gánh hàng được trang bị rất gọn nhẹ gồm bếp, nguyên liệu chế biến cùng ít ghế nhựa có thể nhanh chóng xếp chồng lên nhau để tiện khi thu dọn. Bà chủ quán cho biết thêm, trước đây quán có tươm tất hơn một chút với bàn ghế đàng hoàng nhưng vào những tháng cuối năm, lực lượng chức năng làm chặt nên dù đã làm luật rồi cũng phải chấp nhận rủi ro. "Có lần, họ mắt nhắm, mắt mở cho qua nhưng cũng có lần bị tịch thu hết đồ đạc. Mặc dù biết rủi ro là thế nhưng vẫn phải chấp nhận bởi không vi phạm thì không biết làm gì mà sống.Ở trên phố, tìm được một góc bán hàng là may. Dù có phải “làm luật”, nhưng như thế là mọi người cũng đã “tạo điều kiện” lắm rồi…", chủ quán nói.
Trở lại thực trạng lấn chiếm vỉa hè tại những tuyến phố cổ, tiểu thương tại đây cho biết do là những tuyến phố trọng điểm, bộ mặt của thủ đô nên so với những tuyến phố khác thì việc xử phạt khá nghiêm minh. Tuy nhiên thời buổi kinh tế khó khăn nên muốn mời khách thì ngoài việc trang hoàng cửa hiệu bắt mắt thôi chưa đủ mà hàng hóa buộc phải tràn ra vỉa hè để hút khách. Ghi nhận trên tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Mã...vẫn có tình trạng lấn chiếm vỉa hè khi không có lực lượng chức năng đi qua. Tại một shop quần áo trên phố Hàng Đào, quần áo không chỉ được bày bán trong nhà mà vỉa hè cũng được tận dụng để vài sạp quần áo giảm giá do lỗi mốt, trái vụ được kê trên những chiếc ghế nhựa. Bày biện đơn giản như thế để sẵn sàng chạy bất cứ lúc nào. Khi phóng viên thắc mắc có việc "làm luật" ở đây hay không thì chị Phương - một tiểu thương trên tuyến phố này cho biết, tiền lãi còn không đủ nuôi thân thì lấy đâu ra tiền làm luật. Nhưng chị Phương cũng thừa nhận, "Đối với những cửa hàng kinh doanh lớn thì không biết thực hư thế nào nhưng tôi cũng nghe đồn là có quan hệ tốt với lực lượng chức năng nên ít bị sờ gáy...".
Trong năm 2014 phường Hàng Đào đã xử phạt vi phạm hơn 2000 trường hợp trong đó riêng vi phạm trật tự vỉa hè là 230 trường hợp với tổng số tiền phạt lên tới gần 1 tỉ đồng. Còn theo số liệu phường Bùi Thị Xuân cung cấp, trong năm 2014, phường xử lý 675 trường hợp vi phạm trật tự đô thị TTĐT, phạt 345.950.000 triệu, tạm giữ 196 lượt biển quảng cáo, 86 ô dù bạt bàn ghế các loại. Triển khai năm trật tự văn minh đô thị 2015, ngay trong ngày đầu tiên 5/1, phường đã xử lý 20 trường hợp vi phạm. |
Khó giải quyết triệt để
Trao đổi với phóng viên về việc xử lý những trường hợp vi phạm dừng đỗ xe dưới lòng đường để mua bán trên những tuyến phố thuộc địa bàn quản lý, trung tá Nguyễn Hùng Sơn - Trưởng công an phường Hàng Đào cho biết, hiện tại phường chưa xử lý những trường hợp vi phạm dừng đỗ xe dưới lòng đường mà chỉ tạm thời xử lý những trường hợp để xe không đúng nơi quy định trên vỉa hè, dưới lòng đường...Trên địa bàn phường Hàng Đào không có chỗ gửi xe nên phải bố trí, hướng dẫn khách gửi xe sang các phường lân cận như ở cửa chợ Đồng Xuân, Ngõ Gạch... Tuy nhiên với diện tích có hạn nên khu vực này luôn trong tình trạng quá tải. Đặc thù của tuyến phố cổ chủ yếu sinh sống bằng hoạt động kinh doanh buôn bán, số lượng dân cư đông. Để xây dựng tuyến phố văn minh đô thị, phường gặp không ít khó khăn, đặc biệt là giao thông tĩnh. Tuy nhiên, phường cũng cố gắng tạo một đường phố thông thoáng, vỉa hè sạch đẹp đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi.
Cũng theo trung tá Sơn, đối với những mánh khóe đã trở thành bí kíp để các tiểu thương truyền tai nhau nhằm qua mặt lực lượng chức năng như việc thấy bóng công an cho người nhà chạy ra ngồi lên xe của khách, thậm chí còn nổ máy giả bộ chuẩn bị đi đã giảm trông thấy. Nguyên nhân bởi ý thức người dân cũng đã thay đổi vì được tuyên truyền từ trước đó. Bên cạnh đó, việc lực lượng chức năng đã quen mặt, biết tên từng chủ cửa hàng nên họ cũng không dám qua mặt...
Về thông tin "làm luật" giữa các chủ cửa hàng với công an để ngang nhiên vi phạm, trung tá Sơn thẳng thắn cho biết: "Phường Hàng Đào kiên quyết xử lý nghiêm minh mọi trường hợp vi phạm. Vì vậy, hiện tại phường đang áp dụng hình thức khoán cho lực lượng chịu trách nhiệm từng khu phố hay làm thí điểm áp dụng các biện pháp xử lý một tuyến phố rồi từ đó nhân rộng ra. Việc xử lý được đảm bảo công khai bằng cách xử lý xong sẽ phát thanh thông báo lên loa phường để mọi người thấy được sự công bằng, giáo dục cho người khác. Trung tá Sơn nói thêm "Mức thuế trong năm 2014 - 2015 là khá cao, khoảng 24 - 25 tỉ nên việc xử lý minh bạch tạo môi trường để các tiểu thương kinh doanh thuận lợi là điều cần thiết..."
Trao đổi với trung tá Mai Vân Anh, Phó trưởng công an phường Bùi Thị Xuân chúng tôi được biết, hiện phường này có 8 tuyến phố chính 3 dọc 5 ngang, trong đó tuyến lớn nhất là Mai Hắc Đế dài 745 m, chủ yếu là các hộ kinh doanh vừa và nhỏ, không có địa bàn đặc biệt. Phố Bùi Thị Xuân không có vỉa hè, (vỉa hè dưới 1m) người dân và các hộ kinh doanh không được để xe trên vỉa hè, UBND phường và Sở GTVT đã bố trí các điểm trông giữ xe ở các phố Đoàn Trần Nghiệp, Nguyễn Du... Phường đã nhiều lần kiến nghị thu hồi bãi đỗ xe ô tô trên phố Mai Hắc Đế và chuyển tuyến phố này sang làn 1 chiều ô tô như Bùi Thị Xuân, Triệu Việt Vương để tránh tắc đường nhưng vẫn chưa được chấp nhận. Vào các buổi chiều, phường phải huy động quân ra tại ngã tư Mai Hắc Đế và Tô Hiến Thành để đảm bảo trật tự giao thông.
Tuy nhiên, trung tá Mai Vân Anh thừa nhận, trên tuyến phố có nhiều quán cafe như Triệu Việt Vương, bên cạnh các biện pháp thu giữ cưỡng chế, phường đã tổ chức nhiều cuộc vận động người dân tham gia giữ gìn ANTT, nhìn chung, công tác đảm bảo ANTT vẫn duy trì đều đặn, nhưng khó triệt để...
Nhóm PV ban KTXH
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Dự kiến khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Lãnh đạo thành phố Hà Nội tri ân đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Cán bộ công đoàn thời 4.0: Không chỉ nhiệt huyết, mà cần cả kỹ năng số

Trải nghiệm đẳng cấp với giá ưu đãi tại các khách sạn hàng đầu Hà Nội

Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương
Tin khác

Dự kiến khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam trước ngày 31/12/2026
Giao thông 24/04/2025 14:12

Tàu chất lượng cao chạy tuyến Hà Nội - Vinh chính thức vận hành
Giao thông 24/04/2025 10:10

Hà Nội dự phòng xe buýt phục vụ người dân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Giao thông 23/04/2025 19:53

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phục vụ đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Giao thông 23/04/2025 19:51

Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5
Giao thông 23/04/2025 16:36

Hướng dẫn các điểm đỗ xe phục vụ nhân dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Giao thông 22/04/2025 15:54

Tàu xe “cháy” vé trước dịp nghỉ lễ
Giao thông 22/04/2025 06:23

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông
Giao thông 21/04/2025 07:33

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ
Giao thông 19/04/2025 22:30

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4
Giao thông 19/04/2025 17:42